Cách chọn Gỗ Làm Cửa – kinh nghiệm làm cửa gỗ

Việc lựa chọn cửa gỗ cho ngôi nhà không chỉ có vai trò đảm bảo an ninh, riêng tư cho không gian sống bên trong, mà nó còn mang tính thẩm mỹ cho không gian của bạn. Vậy nên, để có được sự lựa chọn phù hợp nhất, bạn cần nắm được những ưu, nhược điểm của từng loại cửa gỗ. Mộc Phát là đơn vị chuyên thi công sàn gỗ, cửa gỗ, trần gỗ… với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết về cửa gỗ cùng các ưu, nhược điểm của từng loại cửa gỗ. Từ đó, giúp bạn lựa chọn được loại cửa tối ưu nhất cho không gian sống và làm việc của mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cửa gỗ được sử dụng cực kỳ phổ biến trên thị trường. Cửa gỗ có thể được làm từ gỗ tự nhiên (Lim, sồi, óc chó,…) hoặc gỗ công nghiệp (HDF, MDF, composite,…).

Cửa gỗ được thiết kế rất đa dạng, có thể mở theo kiểu thông thường, có thể mở lật, nghiêng hay lùa. Trên mặt cửa có thể là panô, ô vuông hay đường vát xiên, hình tròn, đa giác… Người ta còn sử dụng eke to bản có họa tiết, đóng lộ ra bên ngoài, vừa làm vững chãi thêm cho kết cấu cửa, vừa trang trí hoa văn cho mặt cửa. 

Đôi khi, tạo dáng cửa cũng được kết hợp với lá sách, với kính trong, kính màu hoặc kính thể hiện họa tiết bằng keo, bằng ron chì theo phong cách cổ điển. Cửa kết hợp với kính, ngoài việc trang trí thì kính còn có tác dụng lấy được nguồn sáng tự nhiên cho không gian sống của gia đình bạn.

Các loại gỗ chọn làm cửa gỗ hiện nay

Cửa gỗ trên thị trường hiện nay rất đa dạng nhưng chung quy lại có thể chia làm 2 loại chính là: Cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ công nghiệp.

Cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ tự nhiên là loại cửa truyền thống, được sử dụng rất phổ biến do phù hợp với văn hóa, văn phong của người Việt. Cửa gỗ tự nhiên thường được lắp đặt bên trong ngôi nhà, để tránh tác động trực tiếp từ các yếu tố thời tiết, có thể làm hư hỏng cửa. Hiện nay, cửa gỗ tự nhiên cũng khá đa dạng về chủng loại. Phải kể đến như: 

Cửa gỗ óc chó

Cửa gỗ Óc chó chinh phục nhiều gia chủ khó tính nhờ những đặc điểm ưu việt như:

– Thuộc dòng gỗ tốt, được nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Bắc Mỹ và một vài vùng đất ở châu Âu (loại gỗ này hoàn toàn không có ở châu Á hay châu Phi).

– Có vẻ đẹp tự nhiên vốn có của gỗ Óc chó.

– Không bị ẩm mốc, mối mọt và cong vênh.

– Có khả năng chịu lực tốt.

cửa gỗ óc chó

Hình ảnh cửa gỗ óc chó

Cửa gỗ sồi

Gỗ sồi có tên khoa học là Quercus Pedunculata, phân bố diện rộng ở các khu vực hàn đới hoặc nhiệt đới. Tuy tăng trưởng chậm nhưng gỗ sồi có thể kết thành khối gỗ cao 40 mét và có đường kính tương đối lớn (khoảng 1m). Hai loại gỗ sồi phổ biến dùng làm cửa là: Gỗ sồi đỏ gỗ sồi trắng. Hai loại cửa gỗ này có đặc điểm nổi bật như:

– Có màu sắc đẹp với các đường vân sắc nét.

– Gỗ chịu lực tốt, độ bám dính và ốc vít cao.

– Độ bền và độ ổn định của cửa là tương đối nếu được xử lý kỹ thuật tốt. Cửa gỗ sồi trắng có khả năng chống sâu, mối mọt,…

– Giá thành phải chăng, phù hợp với nhu cầu của đa số mọi người.

cửa gỗ sồi

Hình ảnh cửa gỗ sồi

Cửa gỗ lim 

Cửa gỗ lim thường có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm. Nếu để lâu, mặt gỗ sẽ chuyển sang màu đen. Thớ gỗ lim có hình lông dóm, vân dạng lượn xoắn, bề mặt hơi óng ánh. Thịt gỗ cứng, chắc và nặng.

Hiện nay, gỗ lim ở Việt Nam rất khan hiếm nên nguyên liệu làm cửa chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường Lào và Nam Phi. Cửa gỗ lim được người dùng ưa chuộng nhờ có các đặc điểm vượt trội như: 

– Có độ bền và tính chịu lực tốt.

– Không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.

– Bề mặt gỗ bóng với thớ vân xoắn tự nhiên.

– Không bị đổ mồ hôi và dễ phối đồ nội thất trong nhà.

cửa gỗ lim

Hình ảnh cửa gỗ lim

Cửa gỗ căm xe

Cửa gỗ căm xe được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Bởi vì: 

Gỗ căm xe thuộc loại gỗ lành tính, mát về mùa hè, ấm cúng về mùa đông.

-Gỗ không chịu tác động của mối mọt, cong vênh, bền bỉ theo thời gian.

– Cửa gỗ căm xe đa dạng về mẫu mã, cho gia chủ nhiều sự lựa chọn kết hợp với các đồ nội thất cũng như phong cách của ngôi nhà.

cửa gỗ căm xe

Hình ảnh cửa gỗ căm xe

Cửa gỗ công nghiệp

Cửa gỗ công nghiệp thường được sử dụng vào các vị trí cửa thông phòng, cửa gỗ văn phòng hay nhà hàng khách sạn hoặc làm cửa vệ sinh.

Cửa gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất, đó là: Cửa gỗ MDF, cửa gỗ HDF và cửa gỗ ghép thanh. 

Cửa gỗ MDF

Cửa gỗ MDF có giá thành phải chăng nên được sử dụng cực kỳ phổ biến hiện nay. Tuy giá thành bình dân nhưng cửa gỗ MDF vẫn chống cong vênh, co ngót tương đối tốt. Đặc biệt, đối với chất liệu MDF lõi xanh, được sử dụng cho cửa nhà vệ sinh nhờ khả năng chống ẩm tối ưu. 

hình ảnh cửa gỗ MDF

Cửa gỗ HDF

Được sản xuất từ gỗ công nghiệp HDF, ép nhiều lớp bột gỗ với keo và phụ gia, được bổ sung phụ gia chống ẩm vào bản thân vật liệu, cửa gỗ HDF còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là cửa lõi xanh. Cửa gỗ HDF chống cong vênh tốt, không bị co ngót trương nở theo thời tiết. Thời gian sử dụng ở mức trung bình.

cửa gỗ HDF

Hình ảnh cửa gỗ HDF

Cửa gỗ ghép thanh

Bản chất loại cửa này là gỗ rừng trồng sau khi xử lý tẩm, sấy, ghép thanh hình răng lược tạo thành tấm vật liệu, sau đó phủ ngoài 1 lớp MDF hoặc HDF và hoàn thiện bề mặt bằng veneer. 

Loại cửa này cơ bản vẫn mang tính chất của gỗ tự nhiên dễ cong vênh, co ngót trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên nhờ được xếp theo dạng nhiều lớp như nhip ô tô nên cửa ghép thanh chống cong vênh khá tốt. Cửa có trọng lượng nặng tương đối thường dễ sệ cánh sau vài năm sử dụng.

Để bạn đọc có được cái nhìn khách quan và chính xác nhất về 2 loại cửa gỗ này, hãy cùng chúng tôi khái quát lại ưu, nhược điểm chính của các loại cửa gỗ. 

cửa gỗ ghép thanh

Hình ảnh cửa gỗ ghép thanh

Ưu, nhược điểm của các loại cửa gỗ

Ưu, nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên

Ưu điểm

– Cửa gỗ chắc chắn và bền bỉ theo năm tháng; đặc biệt đối với các dòng gỗ tự nhiên tốt như : Lim, nghiến, trắc, gụ, sến, táu… 

– Vân gỗ bắt mắt, tự nhiên.

– Gỗ biểu hiện của sự mộc mạc và thân thiện; lắp đặt cửa gỗ mang đến cảm giác ấm cúng cho không gian sống và làm việc.

– Dễ dàng thiết kế, trạm khác các họa tiết, hoa văn tùy ý. Vì thế, cửa gỗ tự nhiên có thể phù hợp với nhiều không gian khác nhau, từ cổ điển, sang trọng đến hiện đại, tinh tế.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, cửa gỗ tự nhiên cũng tồn tại một số hạn chế như:

– Giá thành ngày càng cao và có xu hướng tăng theo các năm, theo loại gỗ. 

– Chất lượng gỗ ngày càng thấp do quy trình sản xuất thiên về thủ công nhiều.

– Theo thời gian dài, dưới sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cửa gỗ dễ bị cong vênh, mối mọt.

Ưu, nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp

Ưu điểm

– Bền và chắc chắn do có khung làm bằng gỗ tự nhiên.

– Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ tự nhiên.

– Thiết kế cửa đơn giản, đa dạng màu sắc, dễ dàng phối hợp với nhiều không gian thiết kế khác nhau.

Nhược điểm

– Không tạo ra được các hoa văn như với cửa gỗ tự nhiên.

– Có khả năng bị cong vênh, mối mọt nếu để trong môi trường không thích hợp hoặc khí hậu, thời tiết không thuận lợi.

Có thể thấy, cửa gỗ hiện nay rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, nhiều mẫu mã, chất liệu thì lại đi kèm với nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn. Vì thế, hãy là người dùng sáng suốt, cân nhắc lựa chọn loại cửa gỗ phù hợp với công trình, cũng như điều kiện thực tế của bản thân, bằng cách tham khảo kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Chúc các bạn sớm sở hữu được sản phẩm ưng ý nhất!

NHẬN BÁO GIÁ