Hướng dẫn thi công giàn lam che nắng gỗ nhựa Composite

Xu hướng thiết kế ngoại thất mới thường có mái hiên. Đặc biệt, mái che nắng bằng gỗ nhựa Composite đang được nhiều người lựa chọn. Ngoài tác dụng che mưa nắng thì mái hiên còn là điểm nhấn độc đáo, ấn tượng cho không gian ngoại thất của những căn biệt thự, nhà vườn hiện đại.

Việc lắp đặt mái che nắng có nhiều cách lắp như: lắp song song, lắp ô bàn cờ, bắt bát và dấu vát,… Bài viết dưới đây, Mộc Phát sẽ hướng dẫn đến bạn thi công mái lam che nắng gỗ nhựa Composite theo phương án thi công bắt bát và dấu vát.

Các bước thi công mái lam che nắng gỗ nhựa Composite:

Bước 1: Chuẩn bị lam gỗ nhựa

– Bước 1.1: Lựa chọn lam gỗ

Lam gỗ nhựa sử dụng để thi công mái chắn nắng này thường là hệ lam với quy cách 40×90. Đối với hệ lam này thường có 3 ngăn, với thiết kế này thì bạn có thể lựa chọn phương án thi công là bắt bát và dấu vát.

Hình 1- Lựa chọn lam gỗ nhựa chia 3 ngăn
Hình 1- Lựa chọn lam gỗ nhựa chia 3 ngăn

Lưu ý: Chỉ có những lam nào mà chia 2 ngăn hoặc là 3 ngăn thì mình mới bắt bát được. Còn những hệ lam mà chia 1 ngăn thôi thì mình chỉ gia cố được theo phương án hàn trực tiếp. So với phương án hàn trực tiếp, thì phương án bắt bát và dấu vát mang lại tính thẩm mỹ cao hơn.

– Bước 1.2: Khoan các lỗ tròn trên lam nhựa

Sau khi đã chuẩn bị gỗ xong rồi, bạn tiến hành sử dụng mũi khoan 8 ly để lã các lỗ tròn trên thanh lam, để sau này bắt vít.

– Bước 1.3: Sử dụng máy để rọc trên hệ lam 1 đường như hình dưới đây để sau này mình gắn được con bát vào trong.

Hình 2 – Rọc 1 đường trên lam để sau này gắn vào vát

– Bước 1.4: Thanh lam trước khi mà đưa lên để gắn vào thì mình sử dụng màng PE để quấn lại để bảo vệ, sau này trước khi mà sơn lại lam chắn nắng thì nó sẽ không bị dính vào hệ lam của mình.

Hình 3 – Sử dụng màng PE quấn lại để bảo vệ lam

Bước 2: Lên khung xương cho giàn mái che

Bước 3: Định vị vị trí thanh lam trên giàn

Bạn tiến hành lấy mực và hàn bát vào 2 đầu, để sau này gắn lam gỗ nhựa vào.

Hình 4 – Tiến hành hàn bát

Bước 4: Đưa lam lên giàn và gắn vào bát

Lưu ý: khi thi công bạn nên để khoảng cách lam cách giàn khoảng 1 ly, để khi đặt lam vào không bị vướng vào con bát.

Hình 5 – Đưa lam lên giàn và gắn vào bát

Bước 5: Gia cố và bắn vít vào để giữ chặt lam vào bát.

Bước 6: Vá các lỗ khoan đã bắn vít

Sau khi đã tiến hành bắn vít, bạn sử dụng 1 lớp da gỗ nhựa tròn với kích thước đúng bằng kích thước lỗ khoan trước đó, để đóng vào các lỗ khoan bắn vít trước đó trên lam gỗ nhựa để vá nó lại.

Hình 6 – Vá các lỗ khoan lại

Sau đó, bạn sử dụng giấy dám để xử lý vị trí vừa vá lại cho đẹp. Tiếp đến, bạn sử dụng bột gỗ để trét vào vị trí hàn trước đó.

Sau khi đã hoàn thành xong các bước, bạn tiến hành sử dụng băng keo giấy để quấn lại đầu thanh gỗ, để tránh nước sơn sau này nó không bị dính vào sản phẩm của mình.

Hình 7 – Sử dụng băng keo giấy quấn lại đầu thanh gỗ

Bước 7: Hoàn thiện công trình thi công giàn lam che nắng

Tiến hành tương tự đối với các thanh lam khác cho đến lúc hoàn thiện công trình.

Hình 8 – Hoàn thiện công trình thi công mái lam che nắng

Tham khảo Video hướng dẫn thi công mái lam che nắng gỗ nhựa Composite

Trên đây là các hướng dẫn thi công mái lam che nắng gỗ nhựa Composite. Với những chia sẻ trên đây Mộc Phát hi vọng rằng. Các bạn sẽ có những công trình đẹp và hoàn thiện hơn cho khách hàng. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc và thi công lam chắn nắng. Xin liên hệ với Mộc Phát để được tư vấn chi tiết nhất.

NHẬN BÁO GIÁ