Hướng dẫn thi công trần gỗ và các lưu ý khi thi công trần gỗ

Xu hướng sử dụng gỗ để trang trí trần nhà đang thịnh hành và trở thành xu thế trong những năm gần đây. Trong khi các loại trần thạch cao, trần xốp… đang ngày càng “kém thế” thì trần gỗ vẫn luôn có một vị trí khó có thể thay thế trong kiến trúc và vây dựng. Tuy nhiên, việc thi công trần gỗ đòi hỏi người thợ phải hội tụ đầy đủ kỹ năng, chuyên môn mới đảm bảo tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ và chất lượng tốt nhất.

Hiện nay không ít công trình trần gỗ xuống cấp nặng nề chỉ trong thời gian ngắn sử dụng một phần khá lớn do quá trình thi công và lắp đặt chưa tối ưu. Để giảm thiểu rủi ro này, dưới đây Mộc Phát sẽ chia sẻ, hướng dẫn thi công trần gỗ và các lưu ý khi thi công trần gỗ để bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi lựa chọn sản phẩm cho kiến trúc của mình.

Hình ảnh giới thiệu gỗ ốp trần

Hình ảnh giới thiệu gỗ ốp trần

Thi công trần gỗ như thế nào là chuẩn ?

Bước 1: Khảo sát hiện trạng, chọn vật liệu và đưa ra phương án thi công

Hiện nay có rất loại nhiều loại sản phẩm từ gỗ có thể sử dụng làm trần gỗ trong xây dựng có thể kể đến như: gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, gỗ nhựa… Mỗi loại vật liệu có đặt tính riêng nên sẽ có cách thi công và lắp đặt khác nhau vì vậy việc khảo sát hiện trạng và lựa chọn loại vật liệu phù hợp khá quan trọng.

Cần lưu ý một vài vấn đề như: trần trong nhà hay mái hiên, có tiếp xúc với mưa nắng hay không, có bị không chế bởi các kiến trúc khác hay không…, nó giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng tốt nhất.

Đo đạc và xác định vị trí

Đo đạc và xác định vị trí

Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương cho trần

Đối với từng loại trần gỗ khác nhau cũng có cách lắp đặt khung xương khác nhau. Vì trần gỗ nằm trên cao nên việc thi công khung xương phải đảm bảo yếu tố quan trọng nhất đó là sự an toàn khi sử dụng. Chúng ta phải tính toán được khối lượng của toàn bộ trần gỗ từ đó đưa ra phương án gia cố và lắp đặt phù hợp tránh trường hợp khung xương không chịu được trọng lượng của trần sẽ rất nguy hiểm.

Một số loại khung xương được dùng khá phổ biến hiện nay như: khung xương nhựa, khung xương gỗ tự nhiên và khung xương sắt, khung xương inox…

  • Khung xương nhựa và gỗ tự nhiên thường được dùng trong trường hợp có thể lắp đặt trực tiếp trên trần bê tông, có thể dùng súng bắn đinh bê tông cố định xương lên trần và ốp gỗ lên khung xương.
  • Khung xương sắt và khung xương inox được sử dụng trong trường hợp cần giật cấp trần xuống thấp hơn theo thiết kế.

Kiến nghị nên sử dụng máy bắn cốt laser để cân mặt phẳng khi lắp đặt khung xương để đảm bảo độ chính xác tốt nhất vì khung xương sẽ quyết định đến mặt phẳng của trần sau khi thi công.

Lắp đặt hệ khung xương cho trần

Lắp đặt hệ khung xương cho trần

Bước 3: Lắp đặt trần gỗ

Sau khi đã hoàn thiện khung xương, bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt các thanh gỗ hoặc  thanh lam lên hệ khung xương. Dựa vào kích thước của trần nên tính toán và chia khổ ván hợp lý để giảm hao hụt và hạn chế cắt ván quá ngắn hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho kiến trúc.

Tùy vào từng loại trần khác nhau có thể chọn kết hợp các phương án gia cố như dùng keo, bắn đinh đồng hoặc đinh vít để đảm bảo sự chắc chắn cho trần. Ưu tiên sử dụng những phương lắp đặt có thể che được các vị trí gia cố để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Lắp đặt trần gỗ

Lắp đặt trần gỗ

Bước 4: Hoàn tất và vệ sinh

Khi đã hoàn thành việc lắp đặt các tấm ốp lên hệ khung xương thì việc cuối cùng mà bạn cần làm đó chính là vệ sinh và bảo quản. Hãy sử dụng khăn lau mềm làm ướt để loại bỏ các vết bẩn còn bám lại trên bề mặt trần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa đối với các loại trần làm từ gỗ tự nhiên. Đối với công trình còn đang trong qua trình thi công chúng ta nên che chắn những vị trí có khả năng bị ảnh hưởng khi thi công các hạn mục khác để đảm bảo trần gỗ không bị hư hỏng trong quá trình thi công.

Xem thêm video thi công trần gỗ

YouTube video

Lưu ý khi thi công trần gỗ

Lựa chọn loại trần phù hợp: Ở đây chúng ta có thể nói đến mẫu mã trần, loại trần sao cho phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà cũng như ngân sách của gia đình mình. Mỗi một loại vật liệu sẽ thích hợp cho những không gian khác nhau và mang đến những ưu điểm riêng.

  • Ốp Trần Gỗ nhựa: Gỗ nhựa Composite có ưu điểm là độ bền cao, chống thấm, chống nước gần như tuyệt đối. Màu sắc và mẫu mã sản phẩm khá đa dạng. Đây là loại vật liệu được tối ưu nhất cho các hạng mục trần gỗ nên việc thi công và lắp đặt cũng dễ  dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó giá thành khá mềm cũng là một ưu điểm của trần gỗ nhựa composite.

Xem thêm video ốp trần gỗ nhựa composite

YouTube video
  • Ốp Trần Gỗ tự nhiên: ốp trần gỗ tự nhiên luôn được ưu ái trong sản xuất và trang trí nhà ở. Và khi ứng dụng vào lắp đặt trần nhà thì dạng gỗ này vẫn luôn làm hài lòng khách hàng. Gỗ có nhiều dạng, nhiều loại với vân gỗ sắc nét và thu hút. Ngoài ra, độ bền của gỗ tự nhiên cũng khá cao. Tuy nhiên giá thành cao lại là một cản trở nhỏ mà người mua vẫn còn băn khoăn.

Chú ý sử dụng dầu lau gỗ đúng chuẩn khi sử dụng trần gỗ tự nhiên: Khi vệ sinh bề mặt trần gỗ, bạn cần sử dụng loại dầu chuyên dụng để bảo vệ chất gỗ. Hiện nay thị trường đang cung cấp một số sản phẩm dầu lau rất được ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo như: dầu lau gỗ Osmo.

Dầu lau gỗ chuyên dụng Osmo
Dầu lau gỗ chuyên dụng Osmo

Đó là toàn bộ hướng dẫn thi công trần gỗ và các lưu ý thi công trần gỗ bạn cần biết. Nắm bắt được tất cả các chia sẻ này, chúng tôi tin rằng công trình trần nhà của bạn sẽ được thành công mỹ mãn. Nếu còn cảm thấy khó khăn trong việc lắp đặt trần gỗ, bạn có thể tìm đến Mộc Phát. Mộc Phát – Đơn vị thi công sàn gỗ, trần gỗ, cửa gỗ… đạt chuẩn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

NHẬN BÁO GIÁ