Trước kia, người ta thường sử các loại sơn để bảo vệ trần nhà cũng như giúp ngôi nhà tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các lớp sơn thường bị bay màu, thậm chí bong tróc, làm ảnh hưởng đến công năng và thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Vì vậy, sự xuất hiện của trần gỗ như một giải pháp lý tưởng, để khắc phục các nhược điểm của sơn tường truyền thống. Vậy trần gỗ là gì?. Các loại gỗ chuyên dùng để làm trần gỗ 2020 gồm những loại nào?. Ưu, nhược điểm ra sao? Tất cả thắc mắc của bạn, sẽ được Mộc Phát – Đơn vị chuyên thi công ốp trần gỗ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hình 1. Thi công trần gỗ Mộc Phát
1. Các loại gỗ chuyên dùng để Ốp trần gỗ
1.1.Ốp Trần gỗ tự nhiên
Ốp trần gỗ tự nhiên được xem là sự lựa chọn lý tưởng của các gia đình, khi có ý định tân trang cho ngôi nhà của bạn. Trần gỗ tự nhiên có thể làm từ các loại gỗ phổ biến như: Gỗ xoan, gỗ pơ mu, gỗ hương, gỗ sồi, gỗ gõ đỏ… Trần gỗ tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà các loại trần gỗ công nghiệp khác không có được, từ tính thẩm mỹ đến độ bền với thời gian. Nếu bạn muốn không gian sống sang trọng, tinh tế thì trần gỗ tự nhiên đích thị là “ứng cử viên” số 1.
Hình 2. Thi công trần gỗ Mộc Phát
-
Trần gỗ Hương:
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ Hương:
+ Ưu điểm: Đây là loại trần gỗ được ưa chuộng nhờ những đặc tính ưu việt. Phải kể đến như: Gỗ hương có khả năng chống chịu thời tiết tốt, ít cong vênh, không mối mọt nên cực kỳ bền bỉ với thời gian. Thớ gỗ đẹp, màu gỗ đỏ hồng tự nhiên bắt mắt. Và điểm đặc biệt của gỗ hương đó là có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Ngoài những ưu điểm trên thì gỗ hương khi ứng dụng vào đóng trần nhà cũng có một số nhược điểm nhất định.
+ Nhược điểm: Do tính khan hiếm nên gỗ Hương thuộc loại gỗ quý nên gỗ Hương có giá thành cao so với các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên khác. Gỗ có màu đỏ đậm khi đánh bóng nên trần sẽ khá tối khi không bật đèn.
– Giá thành:
Về giá trần gỗ Hương trên thị trường giao động từ 1.500.000đ – 5.000.000đ/m2.
-
Trần gỗ Pơmu:
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ Pưmu:
+ Ưu điểm: Gỗ Pơmu có màu vàng sáng tự nhiên nên khi sử dụng đóng trần sẽ giúp không gian nhà bạn trở nên sáng sủa hơn. Gỗ có khả năng chịu thời tiết tốt nên ít bị cong vênh, gia tăng tuổi thọ cho trần gỗ. Hơn nữa, trọng lượng gỗ nhẹ nên áp lực tác động lên mặt trần không nhiều. Trần gỗ Pơmu có giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của đại đa số người dùng.
+ Nhược điểm: Màu sắc của trần gỗ Pơmu không tươi và có tâm sâu. Nên người ta thường sử dụng sơn PU phủ lên màu đậm để che các khuyết điểm của gỗ.
– Giá thành:
Về giá trần gỗ Pơmu giao động từ 1.450.000đ – 3.900.000đ/m2.
-
Trần gỗ Xoan:
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ Xoan:
+ Ưu điểm: Gỗ Xoan có đặc điểm là gỗ rắn chắc và cứng, vân gỗ đẹp. Đặc biệt là gỗ xoan chịu được nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt và bền đẹp. Trần gỗ Xoan có một lợi thế đó là giá thành rẻ hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng “rẻ đẹp” đem lại giá trị kinh tế cao.
+ Nhược điểm: Gỗ xoan đào có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt nếu được tẩm sấy kỹ càng. Còn gỗ xoan tự nhiên thì không có khả năng này. Loại trần gỗ này có thể bị nhạt màu theo thời gian, nên phải phủ sơn PU để giữ màu cho gỗ.
– Giá thành:
Về giá trần gỗ Xoan giao động từ 864.000 – 1.362.000đ/m2.
-
Trần gỗ Gõ:
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ Gõ
+ Ưu điểm: Gỗ gõ có đặc tính cứng, chắc và nặng tay. Không những thế, gỗ gõ không bị mối mọt ăn hại, có khả năng chịu lực rất tốt. Vân gỗ gõ dạng xoắn đẹp mắt, có màu nâu nhạt đến nâu thẫm. Ưu điểm vượt trội của gỗ gõ là không bị biến dạng, cong vênh hay chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Do vậy nên từ xưa đến nay, gỗ gõ được rất nhiều tiêu dùng yêu thích.
+ Nhược điểm: Gỗ gõ có giá thành khá đắt đỏ.
– Giá thành:
Về giá trần gỗ Gõ giao động từ 1.500.000đ – 8.000.000đ/m2.
Hình 3. Sản phẩm của đơn vị thi công Mộc Phát
Hình 4. Hoàn thành công trình thi công trần gỗ
-
Trần gỗ kỹ thuật:
Trong những năm gần đây, một loại vật liệu mới với tên gọi gỗ kỹ thuật trở nên rất phổ biến trên thị trường. Các kiến trúc sư, kỹ sư hiện nay đều khuyến khích mọi người nên lắp đặt trần gỗ kỹ thuật. Vậy lý do tại sao bạn nên sử dụng loạt gỗ này?. Cùng tìm hiểu lý do tại sao ngay dưới đây:
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ kỹ thuật:
+ Ưu điểm:
+ Sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo như gỗ tự nhiên. Gỗ kỹ thuật được làm bằng nhiều lớp gỗ khác nhau, đan xen chéo nhau dạng chữ thập giúp gỗ cứng cáp và bền hơn. So với các loại gỗ công nghiệp, thì gỗ kỹ thuật cứng hơn và thiết kế mượt mà hơn tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho trần nhà bạn.
+ Không bị giãn nở. Với cấu trúc được thiết kế theo dạng chữ thập nên trần gỗ kỹ thuật không bị giãn nở hay co ngót khi thời tiết thay đổi. Đây là một trong những điểm vượt trội của gỗ kỹ thuật.
+ Chi phí hợp lý. Nhiều người chuyển sang sử dụng trần gỗ kỹ thuật là do chi phí của nó. Gỗ kỹ thuật thường có giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên khác.
+ Không cần phải bảo dưỡng nhiều. Việc lắp đặt trần gỗ kỹ thuật sẽ hạn chế được trình trạng thường xuyên phải bảo dưỡng lại trần. Vì trần gỗ kỹ thuật có khả năng duy trì sự trơn tru và vẻ đẹp sáng bóng của nó trong một khoảng thời gian dài.
+ Độ bền cao có thể lên tới 20 – 30 năm.
+ Nhược điểm:
+ Tuổi thọ ngắn không dài như trần gỗ công nghiệp.
+ Nó không thân thiện với môi trường như sàn gỗ công nghiệp. Bởi trong quá trình thi công người ta có sử dụng một số vật liệu như keo dán có thể gây hại đến môi trường.
– Giá thành:
Giá trần gỗ kỹ thuật giao động từ 980.000 – 1.000.000 đ/m2
1.2. Trần gỗ công nghiệp
Trần gỗ công nghiệp ghi điểm với người dùng nhờ giá thành rẻ mà chất lượng lại vô cùng ưu việt. Nhờ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nên trần gỗ công nghiệp đảm bảo chất lượng, độ bền và cả tính thẩm mỹ cao cho không gian nhà.
– Ưu, nhược điểm của trần gỗ công nghiệp
- Ưu điểm trần gỗ công nghiệp 2020:
– Khả năng chịu nước, chống ẩm, chống bong tróc tốt mang đến sự an toàn cao. Đặc biệt, với khả năng chống ẩm tốt của gỗ công nghiệp mà vào những thời điểm gió nồm thì trần gỗ vẫn không bị đong nước hay có hiện tượng ẩm ướt.
– Trần gỗ công nghiệp có màu sắc, mẫu mã đa dạng. Đồng thời sở hữu vẻ đẹp giống gỗ tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, ấm cúng hơn cho không gian sống.
– Các mẫu trần công nghiệp hiện đại chính hãng được kết dính với nhau bằng hệ thống hèm khóa, không cần keo dính. Vì vậy mà việc tháo dỡ, di chuyển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
– So với các loại vậu ốp trần khác thì ván gỗ công nghiệp có giá thành rẻ giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa. Không những thế, việc thi công cũng khá dễ dàng và nhanh chóng. Trung bình chỉ cần từ 1 đến 2 người là có thể lắp đặt 80m2/1 ngày. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể thời gian lẫn công sức.
– Ván gỗ công nghiệp được dùng ốp trần có khả năng chống trầy xước tốt, không bị cong vênh và ít bị bám bẩn. Do đó, trần nhà luôn được sáng bóng bền đẹp theo thời gian.
- Nhược điểm của trần gỗ công nghiệp:
Dù mang trong mình nhiều ưu điểm nhưng trần gỗ này vẫn tồn tại một số hạn chế:
– Có độ bền kém. Tuổi thọ của trần gỗ công nghiệp thường trên 10 năm, nếu gỗ được sản xuất tạo các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp cùng đội ngũ thợ lắp đặt có tay nghề cao.
– Do những đặc điểm cơ lý cũng như sự liên kết của gỗ. Vì thế mà không thể sản xuất được những họa tiết, chi tiết mỹ thuật độc đáo trên trần gỗ công nghiệp như gỗ tự nhiên.
Hình 5. Ảnh gỗ tự nhiên
– Giá thành trần gỗ công nghiệp:
+ Giá trần gỗ công nghiệp HDF: 185.000đ – 510.000đ/m2
+ Giá trần gỗ công nghiệp MDF: 127.000 – 450.000đ/m2
+ Giá trần gỗ công nghiệp MFC: 245.000 – 460.000đ/m2
1.3. Trần nhựa giả gỗ
Được cấu tạo từ nhựa PVC nguyên sinh, bột đá và các chất phụ gia cần thiết khác. Trần nhựa giả gỗ được sử dụng phổ biến nhờ có giá thành bình dân. Trần có khả năng chống nóng, chống cháy tối ưu.
– Ưu, nhược điểm của trần nhựa giả gỗ
- Ưu điểm của trần nhựa giả gỗ 2020
Ưu điểm lớn nhất của trần nhựa là khả năng chống nóng. Trần nhựa có thể ngăn được 95 – 97% bức xạ nhiệt từ bên ngoài. Hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt. Vì vậy mà trần nhựa được coi là vật liệu chống nóng hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, trần nhựa được làm chủ yếu từ bột nhựa PVC kết hợp một số chất phụ gia khác, có tác dụng chống cháy và tạo độ dai cho trần nhựa.
- Nhược điểm của trần nhựa giả gỗ
Trần nhựa không thể phối màu sắc như mình mong muốn, chỉ có thể lựa chọn màu nhựa có sẵn. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng sẽ có những vết bụi bẩn của côn trùng hay cát bụi bám vào, làm trần mất thẩm mỹ.
– Giá thành trần nhựa giả gỗ
Giá thành giao động từ: 250.000đ – 500.000đ/m2.
2. Những lưu ý khi thi công trần gỗ
Mỗi căn phòng có diện tích, mục đích sử dụng khác nhau. Nên việc lựa chọn mẫu trần gỗ 2020 cho từng phòng cũng có sự khác biệt.
+ Đối với phòng có diện tích lớn, có thể sử dụng những kiểu trần gỗ có nhiều họa tiết cầu kỳ như làm trần tam cấp.
+ Nếu bạn sở hữu một căn phòng có diện tích nhỏ, nên thi công đơn giản theo phong cách hiện đại. Đồng thời lựa chọn màu gỗ sáng, để phòng có cảm giác thoáng hơn
+ Nếu bạn muốn có trần nhà đẹp với chiều cao trần lớn thì nên làm trần giật cấp để làm không gian có chiều sâu.
+ Nếu trần nhà thấp thì bạn nên làm trần phẳng.
+ Khi thi công, bạn nên sơn lót trước một lớp rồi mới mang đến nhà lắp ráp.
+ Khi xong hết mới sơn màu chính. Cách làm này giúp bạn kiểm tra được chất gỗ, cũng như lựa chọn được màu sơn phù hợp với nội thất ngôi nhà.
Hình 7. Quá trình thi công ốp trần tại Nhà Hàng Gành Hào
4. Mộc Phát – Đơn vị thi công Trần gỗ Đạt Chuẩn
Công ty Mộc Phát – Tự hào là một trong những công ty uy tín hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt trần gỗ 2020 chuyên nghiệp tại TP. HCM.
Lý do bạn nên lựa chọn Mộc Phát:
– Đội ngũ thợ thi công dày dặn kinh nghiệm, có tay nghề cao
– Mộc Phát cam kết chất lượng công trình đạt chuẩn cao nhất.
– Là đơn vị chuyên thi công và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường
– Quy trình thi công đạt chuẩn
– Tiến hành tính toán, đo đạc và lắp đặt trần gỗ cận thận
– Nhân viên tư vấn nhiệt tình
Video Ốp mặt tiền bằng Gỗ nhựa Composite ngoài trời:
Hình ảnh một số công trình sàn gỗ Mộc Phát thi công:
Thi công sàn gỗ hồ bơi ( Xem thêm )
Trên đây là thống kê các mẫu trần gỗ đẹp 2020 mà bạn nên tham khảo để lựa chọn. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp bạn đọc bỏ túi được những kinh nghiệm quý báu trong việc chọn lựa trần gỗ 2020 phù hợp với ngôi nhà của mình. Và bây giờ hãy làm đẹp không gian sống theo cách của bạn thôi nào!