Ưu điểm của sàn gỗ kĩ thuật hơn so với sàn gỗ tự nhiên

Gỗ kỹ thuật nổi lên nhanh chóng như là một lựa chọn ưu tiên cho việc lắp đặt sàn nhà cho nhà ở hay các tòa nhà thương mại. Chúng được sản xuất từ nhiều sản phẩm gỗ khác nhau bằng cách kết hợp và cố định nhiều sợi gỗ, tấm hay ván gỗ lại để tạo thành nguyên vật liệu composite. Vì điểm nổi bật của gỗ kỹ thuật là có bề ngoài giống gỗ tự nhiên và dễ lắp đặt nên loại gỗ này được ưu chuộng dùng để làm sàn nhà.

Sàn gỗ Tự nhiên và Sàn gỗ Kỹ thuật
Sàn gỗ Tự nhiên và Sàn gỗ Kỹ thuật

Sàn gỗ kỹ thuật thường được sản xuất theo một độ dài cố định nhưng đa dạng về bề dày từ 12,5 mm đến 22 mm. Một đặc tính quan trọng của gỗ kỹ thuật đó là sự ổn định về kích thước hay còn gọi là sự biến dạng khi khô – điều này giúp việc lắp đặt sàn dễ dàng hơn khi lựa chọn chất kết dính dễ uốn nắn, cố định bằng đinh hay bắt vít hay lắp đặt trên một lớp lót.

CÁC LOẠI SÀN GỖ KỸ THUẬT

Vì bề mặt sàn là gỗ tự nhiên thật nên đa dạng chủng, loại, màu sắc và cách gia công đối với sàn gỗ kỹ thuật. Đặc tính quan trọng để xác định bề ngoài của sàn gỗ kỹ thuật bao gồm chủng, loại gỗ, chất lượng thớ, vân gỗ, bề mặt gia công và kích thước ván. Có những chủng, loại gỗ khó tìm như gỗ Tần bì, gỗ Thích, gỗ Cẩm xẻ hay gỗ Óc chó được dùng làm sàn gỗ kỹ thuật. Phụ thuộc vào cấu trúc tạo thành mà sàn gỗ kỹ thuật có thể có những loại sau:

CẤU TẠO CỦA GỖ DÁN

Cấu tạo gỗ dán Plywood
Cấu tạo gỗ dán

Nhiều lớp gỗ mỏng, có phản ứng nhạy đối với sự biến đổi khí hậu, chúng sẽ được gắn lại với nhau theo đường thẳng vuông góc từ thớ gỗ của lớp này đến lớp dưới. Việc sử dụng áp suất cân bằng cả theo chiều dài và chiều rộng lên các lớp gỗ giúp sàn gỗ trở nên vững chắc, bền.

CẤU TẠO CỦA CỐT GỖ FINGER HAY CÒN GỌI LÀ GỖ GHÉP THANH

Nhiều loại sàn gỗ kĩ thuật được làm từ những mẩu, vụn gỗ được nghiền, cắt nhỏ xếp vuông góc nhau thành từng lớp (phiến) gỗ. Nhiều thớ, vân gỗ chạy dọc theo hướng vuông góc với nhau không chỉ tạo độ bền cho gỗ mà còn giảm sự nở hay co của gỗ, hạn chế sàn gỗ bị hở hèm hay bị phồng rộp, cong vênh.

cấu tạo gỗ Finger hay còn gọi là gỗ ghép thanh

cấu tạo gỗ Finger hay còn gọi là gỗ ghép thanh

VÁN SỢI GỖ

Loại sàn gỗ kĩ thuật này có đặc tính bởi mật độ sợi gỗ cao ở phần giữa. Loại này có xu hướng hấp thụ hơi ẩm trong không khí chính vì vậy không nên để chúng tiếp xúc với độ ẩm cao, nếu không chúng có thể nở phồng và biến dạng. Một nhược điểm khác của ván sợi gỗ đó là nguy cơ thải ra khí độc hại khi chúng tiếp xúc với chất kết dính.

Ván sợi gỗ
Ván sợi gỗ

GỖ LAMELLA

Loại sàn gỗ kĩ thuật này khá phổ biến ở các nước Châu âu và có lõi gỗ mềm được đặt vuông góc với phiến gỗ cùng với lớp dưới cùng là loại gỗ cao cấp. Sự phổ biến của sàn gỗ lamella bắt nguồn từ việc chúng được biết đến rộng rãi như là loại sàn kĩ thuật tốt nhất và bền nhất.

Gỗ lamella
Gỗ lamella

NHỮNG ÍCH LỢI CỦA SÀN GỖ KĨ THUẬT

Sàn gỗ kĩ thuật có nhiều điểm vượt trội hơn sàn gỗ tự nhiên. Nó có hiệu suất chi phí tổn, ít phải tu sửa và giảm chi phí bảo dưỡng. Sàn gỗ kĩ thuật đa dạng về kiểu dáng, phong cách như gỗ mại châu, gỗ sồi, gỗ thích cùng với nhiều kĩ thuật gia công như sơn bán bóng hay sơn bóng cao cấp khiến sàn gỗ trong nhà trở nên thu hút, hấp dẫn hơn. Để làm tăng vẻ đẹp bên ngoài, sàn gỗ kĩ thuật có hiệu ứng bề mặt đa dạng như  phong hóa để có bề ngoài mộc mạc hay vết xước tay để có bề ngoài mòn sờn.

Gỗ cứng tự nhiên là một tấm gỗ liền, đồng nhất trong khi gỗ kĩ thuật được tạo từ các lớp gỗ cứng, mỏng với thành phần chủ yếu là gỗ dán chất lượng cao. Vì gỗ kĩ thuật được có nhiều lớp nên chúng có độ bền hơn và ít bị biến dạng khi có sự thay đổi về nhiệt độ hay độ ẩm.

Sàn gỗ kỹ thuật
Sàn gỗ kỹ thuật

Sàn gỗ kĩ thuật thường được làm sẵn theo mẫu và dễ dàng lắp đặt bắng cách cố định bằng đinh hay gấp-gập theo chốt. Gỗ kĩ thuật có thể chả nhám từ 1-2 lần trước khi lớp bề mặt mỏng bị bào mòn. Mặt khác, gỗ tự nhiên sẽ trở nên cực kì mỏng sau nhiều lần chà nhám, điều này khiến hình dạng, cấu tạo gỗ không được đồng đều. Một ưu điểm khác của sàn gỗ kĩ thuật đó là có thể lắp đặt ở hầu hết các vị trí trong nhà bao gồm cả dưới tầng hầm thông qua công nghệ chống hút ẩm.

Gỗ kĩ thuật có khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ tự nhiên. Gỗ dán là một loại gỗ kĩ thuật có độ bền chắc đa chiều và không dễ bị cong, vênh hay biến dạng khi tiếp xúc với độ ẩm. Những thớ gỗ kĩ thuật được xếp đan xen nhau, trái ngược với thớ gỗ song song của gỗ tự nhiên, điều này giúp tắng độ bền và khả năng chống ẩm, chịu lực nên phù hợp lắp đặt ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm và tầng hầm. Mặt khác, tính chịu ẩm kém là nhược điểm lớn của sàn gỗ tự nhiên và loại sàn này không nên lắp ở những tòa nhà có độ ẩm cao.

TỔNG KẾT

Sàn gỗ kĩ thuật là phương án thay thế tốt hơn so với sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ laminate (sàn gỗ công nghiệp) vì già thành rẻ hơn, độ bền tốt hơn mà bề ngoài vẫn giống sàn gỗ tự nhiên.  Loại sàn này được sản xuất theo phương thức làm tăng độ bền và tính chổng biến đổi nhiệt, độ ẩm nên phù hợp sử dụng ở những vùng ẩm thấp hay phòng có sự thay đổi nhiệt đáng kể như nhà kính hoặc nhà kho. Nhiều ưu điểm của sàn gỗ kĩ thuật vượt trội hơn so với sàn gỗ tự nhiên đã chứng tỏ sự phổ biến, được ưu chuộng của loại sàn này như là cách làm đẹp, sang cho ngôi nhà với chi phí rẻ.

NHẬN BÁO GIÁ