Sự khác biệt của các loại gỗ công nghiệp qua so sánh MFC và MDF?

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng. Cùng Mộc Phát tìm hiểu sự khác biệt của các loại gỗ công nghiệp qua so sánh MFC và MDF.

Đặc điểm để so sánh MFC và MDF?

Loại gỗ nào tốt hơn, giá thành rẻ hơn luôn là thắc mắc của nhiều người. Gỗ MFC và MDF là hai loại gỗ công nghiệp được sản xuất theo quy trình hiện đại được liên kết chặt chẽ, có thể tái sản xuất và đặc biệt được các nước phát triển khuyến khích sử dụng. 

Gỗ MFC và gỗ MDF khi được sơn hay phủ bề mặt thì nhìn khá giống nhau, nhưng nếu quan sát kĩ ở phần lõi thì sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Vì MFC là ván dăm, thô ráp, có các vụn gỗ to nhỏ không đồng nhất còn bề mặt gỗ MDF mịn, không có dăm gỗ thô to.

Một số đặc điểm để so sánh gỗ MFC và MDF như: kích thước, mẫu mã, quy trình sản xuất, ứng dụng, giá thành sản phẩm,… 

So sánh MFC và MDF
So sánh MFC và MDF

So sánh hai loại gỗ MFC và MDF

– Gỗ công nghiệp MFC

MFC là thuật ngữ kỹ thuật viết tắt của Melamine Faced Chipboard, nghĩa là ván gỗ dăm được phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt. Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến khi thi công nội thất hiện nay gồm MFC thường và MFC chống ẩm lõi xanh.

+ Gỗ MFC thường được dùng để sản xuất bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…

+ Gỗ MFC lõi xanh: nhờ có lớp keo nên gỗ MFC lõi xanh có khả năng chống thấm nước hiệu quả, được sử dụng làm sàn gỗ ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như hồ bơi, nhà bếp, nhà tắm, hầm,…

Kích thước và độ dày ván MFC tiêu chuẩn: 

– 1220 x 2440mm (độ dày tiêu chuẩn: 9mm– 50mm)

– 1830 x 2440 mm (độ dày tiêu chuẩn: 12mm – 18mm –25 mm –30 mm)

– Kích thước vượt khổ: 1220 x 2745mm (độ dày: 18mm – 25mm)

Hình ảnh gỗ MFC
Hình ảnh gỗ MFC

+ Quy trình sản xuất 

MFC được sản xuất theo quy trình hiện đại, tiên tiến với các bước như sau:

Bước 1: Sử dụng máy để băm gỗ thành các dăm gỗ

Bước 2: Ép cường độ cao tạo thành dạng tấm với độ dày như 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…  (1 ly = 1mm) nhờ keo công nghiệp

Bước 3: Phủ lên bề mặt lớp Melamine để chống ấm, chống trầy xước.

+ Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC

  • Có khả năng chống cong vênh, chống ẩm và ngăn mối mọt tốt nên phù hợp với khí hậu nước ta
  • Tuổi thọ khá dài kéo dài từ 10 – 15 năm
  • Khả năng cách âm, chịu nhiệt nhiệt tốt
  • Mẫu mã đa dạng, nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế cho tới các gam màu rực rỡ, bắt mắt, đường vân gỗ tự nhiên như các loại gỗ Hương, gỗ Teak, gỗ Sồi,…
  • Tính ứng dụng cao, sử dụng nhiều ở nội và ngoại thất phẳng, thẳng của nhà ở, cơ quan, công trình ngoài trời, trường học, trung tâm thương mại,…
  • Đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe con người.
  • Giá cả của gỗ MFC hợp lý

Tuy nhiên, gỗ MFC chịu nước kém, nếu bị ngâm với nước quá lâu sẽ xảy ra tình trạng bung, hở ván. Khả năng chịu mài mòn của MFC cũng thấp hơn so với các vật liệu khác. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn loại gỗ này.

– Gỗ công nghiệp MDF

Medium Density Fiberboard là tên đầy đủ của MDF có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Người ta sử dụng các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ, keo trộn tạo kết dính để sản xuất gỗ MDF.

Tùy vào loại gỗ làm bột và chất kết dính sẽ có những loại gỗ MDF khác nhau:

  • MDF trơn là loại gỗ được sơn PU.
  • MDF chịu nước là loại gỗ được trộn thêm keo chịu nước khi sản xuất MDF trơn.
  • MDF Veneer: là tấm MDF được dán một lớp ván lạng veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt, các loại veneer phổ biến như xoan đào, sồi, Ash, căm xe,…
Hình ảnh gỗ MDF bề mặt melamine
Hình ảnh gỗ MDF bề mặt melamine

+ Quy trình sản xuất: 

Bước 1: Dùng máy nghiền các loại gỗ vụn, nhánh cây thành các sợi gỗ nhỏ Cellulose rồi rửa để loại các tạp chất, khoáng chất nhựa

Bước 2: Cho các sợi gỗ nhỏ vào máy trộn đã có hỗn hợp keo đặc chủng, bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván với độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Mỗi tấm ván có kích: 1220mm x 2440mm.

+ Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

  • MDF có độ bám sơn, vecni tốt, độ bền cao 
  • Đa dạng về màu sắc, có thể tạo nhiều dáng thích hợp với nhu cầu.
  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cong vênh, mối mọt hoàn toàn với thích hợp với khí hậu ẩm ướt của nước ta.
  • Gia công dễ dàng, có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau tiết kiệm chi phí, công sức
  • Giá thành đắt hơn so với gỗ MFC
  • Ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…

Song, gỗ công nghiệp MDF không có khả năng chịu nước, thường xuyên bị mẻ cạnh. Gỗ có chất lượng thấp, không đảm bảo nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nắm vững những đặc điểm so sánh MFC và MDF với nhau, chắc hẳn bạn đã có sự lựa chọn loại gỗ phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. Nếu còn thắc mắc gì về các loại gỗ công nghiệp, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Mộc Phát là một trong các đơn vị chuyên thi công nội thất với các sản phẩm nổi bật như: sàn gỗ ngoài trời, trần gỗ, cửa gỗ, cầu thang gỗ… Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và mang đến cho bạn những công trình hoàn hảo nhất.

NHẬN BÁO GIÁ