Cách thi công sàn gỗ tự nhiên đạt chuẩn, tiết kiệm cho chủ nhà

Sàn gỗ tự nhiên luôn được coi là một trong những loại vật liệu mang đến sự đẳng cấp và sang trọng cho gia chủ. Chính vì thế mà hiện nay các loại sàn gỗ tự nhiên hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều công trình. Tuy nhiên việc thi công sàn gỗ tự nhiên cần rất nhiều sự ti mỉ và thường có chi phí khá lớn nên thi công như thế nào là đạt chuẩn và tiết kiệm cho chủ nhà là vấn đề đang rất được quan tâm. Hôm nay, Mộc Phát xin chia sẻ những bí quyết thi công tiết kiệm và đúng chuẩn nhất tới quý bạn đọc!

Các bước thi công sàn gỗ tự nhiên đúng cách 

Sàn gỗ tự nhiên yêu cầu khá cao về kỹ thuật thi công, chính vì thế để có hệ sàn hoàn hảo ưng ý nhất cần tiến hành tỉ mỉ từng công đoạn. Một hệ sàn gỗ tự nhiên hoàn thiện gồm các bước sau đây. 

Bước 1 : Làm sạch bề mặt tấm ván

Làm sạch bề mặt tấm ván là bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng khi thi công sàn gỗ tự nhiên. Trước khi thi công, cần tiến hành làm sạch và làm phẳng bề mặt các tấm ván để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn hay các vấn đề nguy hại tới công trình.  

Bước 2: Làm đệm khung xương

Sau khi đã làm sạch bề mặt các tấm ván, tiến hành lắp đặt hệ khung xương lót dưới sàn để tạo khoảng cách giữa mặt đất và mặt sàn tránh sự tiếp xúc trực tiếp gây ẩm mốc, bụi bẩn,… 

Có 3 loại khung xương phổ biến hiện nay đó là: 

 Khung xương inox

Khung xương inox thường thi công đối với công trình ngoài trời hay các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm. Điều này giúp mặt sàn có khoảng cách với mặt đất để tạo khoảng hở giúp không khí được lưu thông giảm ẩm ướt

Cách thực hiện: 

Hệ khung xương inox sử dụng khung xương inox 304. Với kiểu sàn này, nước sẽ không thoát trên mặt mà thoát xuống dưới. Chính vì thế nền bê tông ở dưới khung xương sẽ cán dốc về phễu để nước thoát xuống khe hở. Thông thường, hệ khung xương sẽ cách mặt đất từ 200 – 300 mm tạo ra khoảng hở vừa đủ cho không khí lưu thông, tăng tuổi thọ hệ sàn. Khung xương bao gồm 2 lớp

  • Lớp 1 gồm các thanh đứng dọc, khoảng cách 1m 
  • Lớp 2 gồm các thanh đứng ngang vuông góc với các thanh lớp 1, khoảng cách 300cm

Đồng thời sử dụng các ống sắt cấy xuống nền rồi đổ bê tông để làm chân chống tăng độ vững chắc cho hệ sàn.   

Khung xương inox

Lớp lót Foam

Lót lớp Foam được sử dụng cho các công trình trong nhà như phòng khách, phòng ngủ và những khu vực ít hoặc không có nước. 

Cách thực hiện:  Bước đầu tiên cần hút bụi vệ sinh sàn nhà sạch sẽ. Tiếp đó là trải lớp foam cao su độ dày 3 li xuống nền trước khi ghép tấm gỗ. Loại foam này có độ đàn hồi tốt, không bị xẹp xuống khi lắp sàn đồng thời lớp cao su giúp chống ẩm trực tiếp từ mặt đất lên các tấm ván gỗ.

Lớp lót Foam

Ván ép Nga

Ván ép Nga là loại ván ép có xuất xứ từ Nga, có tính bền chắc và khả năng chống chịu cao. Làm đệm bằng ván ép Nga được ứng dụng cho nhiều không gian từ bên trong hay ngoài trời. Điều độc đáo của kiểu đệm này là tạo ra tầng hở dưới lớp khung xương có thể tận dụng làm kho để đồ, giúp tận dụng tối đa diện tích nhà. 

Cách thực hiện: 

Cách thực hiện tương tự như lót đệm kiểu khung xương inox. Tuy nhiên sau khi xong lớp khung xương inox tiến hành đặt ván ép nga lên mặt khung. Cuối cùng là đặt các tấm ván sàn lên trên lớp ván ép. Khung xương inox theo cách  làm này cũng gồm 2 lớp nhưng cần lưu ý chia các thanh xương theo khổ ván ép và chia tim xương tại vị trí gối đầu giúp sàn được đẹp và chắc chắn hơn. Ngoài ra, có thể thiết kế các hộc kéo theo yêu cầu của khách hàng. 

Ván ép Nga

Bước 3: Chia ván (chuẩn bị sàn gỗ trước khi thi công)

Việc chia ván nhằm xác định cấu trúc kiểu sàn cũng như chuẩn bị kỹ càng các tỷ lệ theo từng cách thi công ghép ván. Mỗi cách chia ván sẽ đem lại một phong cách khác nhau cho không gian. Dưới đây là 2 cách chia ván đơn giản và đang phổ biến nhất hiện nay, đó là kiểu chữ Công và kiểu lát sàn xương cá.

Chia ván kiểu chữ Công 

Chia ván kiểu chữ công được xem là kiểu chia ván phổ biến và phù hợp với nhiều kiểu không gian. Cách chia ván này dựa trên hình chữ Công (工 ) trong tiếng Hán. Nói một cách dễ hiểu là kiểu ghép 1 tấm – nửa tấm đan xen nhau hay còn gọi là đường ron lặp lại. Chính vì thế trước khi lắp sàn cần đo đạc và cắt các tấm ván theo kích thước phù hợp.

Chia ván

Chia ván kiểu xương cá

Đây là cách chia và sắp xếp các tấm ván kiểu zích zắc sao cho các tấm bắt chéo với nhau. So với kiểu chữ Công, kiểu xương cá phức tạp hơn nhưng lại mang đến cho không gian vẻ đẹp cực kỳ độc đáo và sang trọng. Khi chia ván kiểu xương cá cần biết rõ vị trí các vật dụng trong nhà để xác định khổ ván sao cho những phần sàn lộ nhiều nhất cần đẹp nhất ( hạn chế tối đa cắt ván, tận dụng càng nhiều ván nguyên tấm càng tốt).

Bước 4: Cách lắp đặt ván sàn

Tương ứng với 2 cách chia ván vừa kể trên, có 2 cách lắp ván là lắp ván kiểu chữ Công và lắp ván kiểu xương cá

Lắp sàn kiểu chữ Công

 Điều quan trọng nhất khi lắp sàn kiểu chữ công là xác định điểm đuổi chính xác cho hệ sàn. Sau khi đã chia ván, tiến hành ghép tấm ván vào điểm đuổi sau đó gắn đan xen ván kiểu chữ công cho toàn bộ không gian. 

Lắp sàn kiểu chữ Công

Cách lắp này giúp sàn trở nên ngay ngắn và đẹp hơn nhưng lại có tỷ lệ hụt cao hơn các kiểu ghép khác. Một điều cần lưu ý đó là để đường nối ván cuối cùng càng rộng càng tốt, tối thiểu từ 20 cm trở lên.

Lắp sàn kiểu xương cá

Như đã đề cập, sàn xương cá có các tấm ván bắt chéo vào nhau tạo thành một đường zích zắc. Ván được thiết kế 2 mộng trái/phải – đầu/cuối tương ứng 2 mộng âm/dương ngược chiều nhau để có thể ăn khớp với nhau khi ghép với ván khác. Dựa vào góc giữa 2 tấm ván mà chia thành 3 kiểu ghép xương cá là:  

  • Xương cá 90 độ (Herringbone): Hai tấm ghép vuông góc với nhau
  • Xương cá 45 độ (Chevron): Đầu ván vát góc 45 độ, hai tấm tạo góc 90 độ
  • Xương cá 60 độ (Bungari): Đầu ván vát góc 60 độ, hai tấm tạo góc 120 độ

Sau khi xác định được điểm đuổi của sàn, tiến hành đề ba đường thẳng theo 1 cặp xương cá. Từ đường đề ba này lắp đuổi theo sang 2 bên. Tại những vị trí cuối, cần cắt các tấm ván theo kích thước phù hợp để vừa vặn với mặt sàn. 

Lắp sàn kiểu xương cá

Bước 5: Sơn bảo vệ gỗ

Để làm tăng độ bền đẹp và sáng bóng cũng như nâng cao tuổi thọ của gỗ, việc sơn bảo vệ gỗ là bước không thể thiếu để hoàn thiện một hệ sàn gỗ tự nhiên đạt chuẩn.

Đối với những tấm ván gỗ chưa sơn bảo vệ thường thấm hút nước và chuyển sang màu vàng, lâu ngày sẽ mất màu tự nhiên của gỗ. Đồng thời dễ bị trầy xước và tạo cảm giác khó chịu cho người dùng khi đi lại trên sàn.

Khi sử dụng các loại sơn bảo vệ gỗ sẽ tạo ra lớp phủ trên bề mặt giúp chống thấm nước cũng như giữ được màu tự nhiên của sàn. Hiện nay có thể sử dụng dầu lau gỗ hay sơn phủ bề mặt gỗ để tiến hành sơn bảo vệ sàn. 

Các loại dầu lau gỗ 

Ưu điểm nổi bật nhất của dầu lau gỗ chính là khả năng giữ và tạo màu tự nhiên cho sàn gỗ. Các loại sàn gỗ sồi khi chưa sơn thường có màu vàng trắng có thể sơn dầu lau gỗ theo các màu yêu thích như màu wanut; màu xám; màu đen,…

Các loại dầu lau gỗ 

Các loại sàn từ gỗ tự nhiên được cấu tạo tế bào và vẫn giải phóng nước qua quá trình hô hấp dù là ở trạng thái các tấm ván. Dầu lau gỗ thẩm thấu sâu và bảo vệ gỗ từ bên trong sẽ đảm bảo cho quá trình hô hấp của gỗ không bị cản trở. 

Một số tính năng nổi bật của dầu lau gỗ: 

  • Giữ và tạo màu tự nhiên cho gỗ, làm nổi các vân gỗ tự nhiên 
  • Lấp đầy các khoảng hở trên mặt gỗ 
  • Chống thấm nước
  • Tạo độ cứng bề mặt gỗ giúp chống trầy xước, chống tia UV
  • Khả năng co giãn đồng bộ với gỗ khi hô hấp tránh  xuất hiện vết nứt khi gỗ co giãn đàn hồi 
  • Nhiều loại chiết xuất từ thực vật, sử dụng dung môi y tế an toàn cho người sử dụng và môi trường
  • Dùng được cho nhiều công trình trong và ngoài trời, đối với cả gỗ nhựa
  • Có thể kết hợp để làm chất tẩy rửa, tẩy rêu bề mặt,…
  • Bảo trì và làm mới trực tiếp mà không cần loại bỏ lớp cũ

Các loại dầu lau gỗ uy tín hiện nay như, OSMO, Woca…

Các loại sơn giữ màu tự nhiên 

Rất nhiều khách hàng có nhu cầu giữ nguyên màu gỗ tự nhiên của sàn nhà. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng cũng như các tác nhân bên ngoài sẽ khiến sàn gỗ tự nhiên không thể giữ màu tự nhiên được quá lâu. Nhất là khi gặp nước sẽ nhanh chóng ngả vàng.

Phương pháp sơn giữ màu tự nhiên của gỗ phổ biến hiện nay là sơn kiểu Invisible sử dụng 2 lớp lót và phủ. Lớp lót mang gốc nước thẩm thấu sâu vào gỗ giúp bảo vệ bên trong gỗ. Lớp phủ gốc dầu tạo độ bóng và bền cho sàn.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  •  Lớp sơn mau khô
  •  Giữ màu tối đa cho sàn gỗ tự nhiên
  • Chống thấm nước 
  • Tạo độ bóng đẹp cho sàn nhà 
  • Chống trầy xước và trơn trượt
  • Dễ dàng thực hiện trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy xoa

 Một số loại sơn phủ giữ màu tốt nhất hiện nay như sơn Woca Invisble trong nhà và ngoài trời, sơn gốc nước Green,… 

các loại sơn màu tự nhiên

Cách tính giá thi công sàn gỗ tự nhiên

Với những gia chủ tự chọn mua sản phẩm bên ngoài theo nhu cầu và Mộc Phát là đơn vị thi công thì giá tiền thi công sàn gỗ tự nhiên được tính theo mét vuông m2 sàn cần lát. Như vậy để tính tổng số tiền cần chi trả cho quá trình thi công, thực hiện phép toán: 

Tổng số tiền cần trả = Số tiền phải trả 1 mét vuông sàn * Tổng diện tích sàn cần lát 

Sàn gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn so với ván công nghiệp, sở dĩ vì chất lượng và độ bền của gỗ tự nhiên vượt trội hơn các ván công nghiệp. Tại khu vực nội thành, giá thi công tính trên 1 mét vuông sàn gỗ tự nhiên là 60.000 – 80.000 VNĐ/m2. Tại các khu vực tỉnh ngoài nội thành trên cả nước, giá sẽ dao động chênh lệch hơn 10.000 – 15.000 VNĐ/m2 so với nội thành. 

Những lưu ý khi thi công sàn gỗ tự nhiên các loại 

Thi công sàn gỗ tự nhiên tuy không quá phức tạp nhưng để đúng chuẩn và tiết kiệm nhất lại cần nhiều lưu ý. Bằng những kinh nghiệm thực tế từ các công trình, sau đây chúng tôi xin chia sẻ những lưu ý khi thi công sàn gỗ tự nhiên các loại tới bạn đọc.  

Kinh nghiệm thi công sàn gỗ Teak

Gỗ Teak Lào đặc biệt phù hợp cho những công trình ngoài trời bởi độ bền cao, khả năng chống chịu với các tác nhân môi trường tốt. Loại sàn Teak được sử dụng sân chơi, hành lang, bể bơi, ban công,…

Xem ngay video hướng dẫn thi công Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời Teak (Giá Tỵ) Lào

YouTube video

Kinh nghiệm thi công sàn gỗ sồi

Gỗ sồi là sự lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay bởi giá thành vừa phải cùng đặc điểm có thể sơn phủ theo màu tùy chọn. Sàn gỗ sồi thường được sử dụng làm sàn trong nhà, phòng làm việc hay các loại ốp trần, trường trong nhà.

Xem ngay video Sàn gỗ Sồi không mắt, không dác – Những lưu ý khi thi công sàn gỗ không V cạnh (không ron)

YouTube video

Kinh nghiệm thi công sàn gỗ óc chó

Sàn gỗ óc chó với màu sắc wanut đặc trưng là ý tưởng thú vị cho một không gian sang trọng và nhã nhặn. Với gam màu trầm ấm, phong cách Châu Âu, sàn gỗ óc chó được ứng dụng tại nhiều công trình từ trong nhà đến ngoài trời.

Xem ngay hướng dẫn thi công sàn gỗ Engineered Walnut (Óc chó Kỹ thuật) – Làm cách nào cho sàn không bị nhịp?

YouTube video

Kinh nghiệm thi công sàn gỗ căm xe

Gỗ căm xe là loại gỗ nặng, săn chắc, thớ gỗ mịn và chứa rất nhiều dầu bên trong. Với những đặc điểm này, sàn gỗ căm xe măng vẻ đẹp hoàn hảo không tì vết trên bề mặt. Tuy nhiên với tính chất dầu bên trong, sau một thời gian sử dụng sàn sẽ biến đổi và trở nên đậm màu hơn. Việc thi công cần chú ý đến tính chất gỗ hay xác định chiều ván phù hợp để có 1 hệ sàn hoàn hảo nhất. 

Xem ngay Giới thiệu sàn gỗ Căm Xe Lào và hướng dẫn cách xác định chiều ván khi thi công sàn gỗ tự nhiên

YouTube video
NHẬN BÁO GIÁ