Ứng dụng nhựa giả gỗ composite ốp trần hiện đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với độ chống chịu và vẻ đẹp không thua kém gì gỗ tự nhiên, gỗ nhựa composite mang đến một không gian hoàn hảo cho các gia chủ. Đặc biệt là nhu cầu về lắp trần thay thế cho các vật liệu cũ như trần nhựa, trần thạch cao đang rất lớn. Vậy thi công trần nhựa giả gỗ composite như thế nào để tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ? Mộc Phát xin được chia sẻ cách thi công trong bài viết này!
Gỗ composite
Gỗ nhựa composite hay nhựa giả gỗ là loại vật liệu thi công bền, đẹp đang rất được ưa chuộng hiện nay. Thành phần gỗ nhựa bao gồm bột gỗ tự nhiên, hạt nhựa và các chất phụ gia được trộn với nhau theo tỷ lệ phù hợp. Chính vì thế, gỗ nhựa mang nhiều ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và nhựa.
Các ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Là loại vật liệu nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, lắp đặt
- Được qua các công đoạn xử lý tiêu chuẩn, gỗ nhựa có độ bền cứng cao và bề mặt phủ sơn chống thấm, chống trầy xước
- Vân gỗ được in 3D giống vân gỗ tự nhiên tới 90%
- Chống thấm nước và ẩm mốc
- Chống mối mọt
- Không cong vênh, giãn nở mà mục gãy
- Độ bền lên đến hơn 10 năm
Với mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú theo yêu cầu của khách hàng, gỗ nhựa composite mang đến nhiều lựa chọn cho mọi không gian. Các màu phổ biến như tone màu óc chó, tone màu gỗ Teak…Ngoài các loại ván trần phẳng, khách hàng có thể tham khảo thêm các mẫu tấm ván thiết kế dạng sóng rất độc đáo. Đặc biệt, trên bề mặt các tấm ván đều được sơn phủ bảo vệ bề mặt chống bay, phai màu trong quá trình sử dụng.
Gỗ nhựa composite trong thành phần có chứa gốc PVC có thể sử dụng ngoài trời nhưng để độ bền được cao nhất, nên sử dụng tại các vị trí nằm dưới mái hay hiên che. Nguyên nhân là tại các vị trí ngoài trời, nơi phải chịu trực tiếp các tác nhân môi trường như nước mưa, ánh nắng mặt trời, khói bụi,…Thay vào đó nên sử dụng các loại vật liệu chuyên chống chịu như nhựa phủ film hay gỗ nhựa gốc PE để tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng được tối đa.
Có nên sử dụng gỗ nhựa composite ốp trần hay không?
Đối với những công trình trong nhà như trần hay sàn nhà, gỗ nhựa composite là lựa chọn tối ưu để đạt được độ thẩm mỹ cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Không chỉ có nhiều mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, ốp trần bằng gỗ nhựa composite giúp không gian trở nên sang trọng, thanh lịch hơn rất nhiều. Đặc biệt, có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền của loại vật liệu này.
Ngoài ra, khi ốp trần bằng gỗ nhựa composite còn giúp điều hóa không khí khi không bị hấp thụ nhiệt từ bên ngoài vào trong.
Cách thi công trần gỗ nhựa composite đạt chuẩn, tiết kiệm
Dù sở hữu nhiều ưu điểm sẵn có, nhưng tuổi thọ của hệ trần còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công. Việc thi công trần bằng gỗ nhựa composite không quá khó khăn nhưng cần nhiều lưu ý và sự tỉ mỉ để đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. Bằng những kinh nghiệm thực tế từ các công trình, Mộc Phát xin chia sẻ cách thi công trần gỗ nhựa composite đạt chuẩn, tiết kiệm nhất cho chủ nhà ngay sau đây.
Chuẩn bị vật liệu
Vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thi công:
- Tấm ván trần đã được sơn phủ bề mặt bằng dầu và sơn phủ chuyên dụng
- Đinh vít và dụng cụ bắn đinh
- Các thanh xương
- Keo dán ván (tùy thuộc từng loại công trình bắn đinh hay dán keo)
- Các dụng cụ cho đo đạc (thước dây, thang, dao/máy cắt ván chuyên dụng…)
- …
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh nền trần
Là một bước không thể thiếu cho mọi công trình trần hay sàn, vệ sinh luôn là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành lắp đặt. Với những vị trí trần cao, có nhiều bụi và mạng nhện cũng như xác muỗi gây khó khăn trong quá trình thi công cần xử lý sạch sẽ.
Bước 2: Chia khổ ván
Việc chia khổ ván cần được tính toán hợp lý dựa vào kích thước của trần. Điều này giúp giảm hao hụt và hạn chế cắt ván quá ngắn hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Bước 3: Làm găng
Khác với sàn nhà có thể trải foam, vì nằm tại vị trí trần nên cần có một hệ găng chắc chắn để giữ được các tấm ván trần. Đặc biệt, khung găng cần hoàn toàn chắc chắn để an toàn cho người sử dụng. Khung găng có thể làm bằng sắt hoặc bằng nhựa. So với khung sắt, khung bằng nhựa ăn đinh và có độ dãn nở thấp hơn tránh cong vênh xương hay bung đinh trong quá trình sử dụng.
Tùy thuộc vào từng công trình, cần đo đạc chính xác kích thước trần để tính toán chia xương sao cho phù hợp. Thông thường, kích thước trần bằng kích thước sàn nên có thể do kích thước sàn cho nhanh chóng. Đặc biệt, cần xác định vị trí đặt trần và độ cao trần. Khoảng cách giữa trần với nền trần thường là 0,5m.
Hệ găng gồm những thanh xương chính được bố trí cách nhau khoảng 60 cm đổ lại đảm bảo trần không bị võng hay vênh khi ghép ván. Tại đầu các thanh chính có các thanh đà là nơi bắt vít trực tiếp vào tường và với các thanh chính để tạo thành hệ găng gắn chắc với trần. Khoảng 2m đổ lại sẽ có 1 thanh đà nằm ngang để giữ nhipjc ho toàn bộ hệ găng.
Bước 4: Bắn tấm ván vào găng
Sau khi đã lắp đặt được hệ găng đạt chuẩn, tiến hành đặt tấm ván đầu tiên lên găng. Mỗi tấm ván được thiết kế rãnh âm bê cạnh để đầu vít lún vào trong khi vít đồng thời dễ dàng gài với tấm sau.
Tiếp tục gài tấm tiếp theo vào tấm trước tại các rãnh khớp và tiếp tục bắn đinh. Cũng nhờ rãnh âm mà các đầu vít không hề bị lộ ra ngoài, đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho công trình. Ghép tất cả các tấm ván cho đến khi kín toàn bộ trần. Nếu những tấm ván thừa kích thước sử dụng dao cắt chuyên dụng sao cho vừa với vị trí cần lắp.
Với những tấm có sóng cách thức ghép cũng hoàn toàn tương tự.
Bước 5: Hoàn thiện
Sau khi lắp xong các tấm ván, sử dụng chổi lau và khăn lau mềm để vệ sinh mặt trần trước khi bàn giao. Đối với những công trình còn nhiều hạng mục chờ thi công, nên che chắn cẩn thận để tránh bị ảnh hưởng khi thi công các hạng mục khác.
Xem thêm video Hướng dẫn ốp trần ban công bằng gỗ nhựa Composite
Những lưu ý và các câu hỏi thường gặp khi thi công
Nên sử dụng máy bắn cốt lazer để đạt độ chính xác cao
Máy bắn cốt lazer hay còn có tên gọi khác là máy cân bằng tia laser hay máy cân mực. Máy phát ra các chùm laze quét ngang, dọc giúp xác định các điểm cân bằng trên các đường thẳng, đường ngang vuông góc một cách chính xác.
Khi lắp găng, nên sử dụng máy bắn cốt laser để cân mặt phẳng giúp đảm bảo độ chính xác tốt nhất vì khung xương sẽ quyết định đến mặt phẳng của trần sau khi thi công.
Nên lựa chọn loại găng như thế nào?
Khung xương hay găng cho ốp trần hiện nay có khá nhiều loại, phổ biến nhất là: găng bằng nhựa, găng gỗ tự nhiên và găng sắt, găng inox…Trong đó, tùy thuộc vào đặc điểm của trần mà cần lluwaj chọn loại găng phù hợp. Cụ thể:
- Găng bằng gỗ tự nhiên và găng nhựa: dùng cho các trần có thể lắp đặt trực tiếp găng lên nền bề tông, được cố định bằng súng bắn đinh bê tông.
- Găng inox hay găng sắt: dùng cho các trường hợp cần giật cấp trần xuống thấp hơn theo thiết kế.
Trên đây là những kinh nghiệm thi công trần nhựa giả gỗ composite mà Mộc Phát xin chia sẻ tới bạn đọc. Nếu quý bạn đọc đang có nhu cầu ốp trần hãy lựa chọn Mộc Phát – đơn vị thi công lắp đặt trần, sàn, lam chắn,… với nhiều năng kinh nghiệm và đội ngũ thợ có tay nghề cao. Chúng tôi tin rằng, bằng những kinh nghiệm của mình chắc chắn sẽ mang tới cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối cho mỗi công trình.