Gỗ óc chó hay còn có tên gọi là gỗ Wanut, được xếp là loại gỗ quý. Gỗ óc chó được ứng dụng cho nhiều công trình như lát sàn trong nhà, ốp tường hay ốp trần,… Mỗi công trình đều mang những vẻ đẹp riêng biệt vô cùng sang trọng. Nổi bật nhất hiện nay chính là các sàn gỗ óc chó kỹ thuật. Hôm nay, Mộc Phát xin chia sẻ tới bạn đọc cách thi công loại sàn gỗ óc chó kỹ thuật đẹp, tiết kiệm nhất cho chủ nhà.
Sàn gỗ óc chó kỹ thuật
Sàngỗ óc chó gồm 2 loại phổ biến là Sàn gỗ óc chó tự nhiên và Sàn gỗ óc chó kỹ thuật. So với gỗ óc chó kỹ thuật, gỗ tự nhiên thường có giá thành cao hơn và quá trình thi công cũng yêu cầu cao về kỹ thuật. Chính vì vậy sàn gỗ óc chó kỹ thuật hiện đang được ưa chuộng với những tính năng không thua kém gì sàn tự nhiên.
Sàn gỗ óc chó kỹ thuật – Engineered Wanut có cấu tạo từ gỗ óc chó tự nhiên cùng lớp đáy Plywood; được qua các công đoạn xử lý tiêu chuẩn giúp tạo nên những tấm ván sàn chắc chắn, bền bỉ.
- Lớp gỗ Venner: Lớp trên cùng tấm ván hay lớp Venner chính là lớp gỗ óc chó tự nhiên. Lớp này bao gồm các lớp gỗ óc chó nguyên khối được ép lại với nhau bằng công nghệ ép thủy lực tiên tiến đảm bảo hoàn toàn độ chắc chắn.
- Lớp Plywood: Lớp này chính là lớp đáy. Plywood hay còn có tên tiếng Việt là gỗ dán. Lớp này bao gồm các tấm ván mỏng được ép và dán keo lại với nhau tạo thành 1 khối rắn chắc. Các tấm ván gỗ này không nhất thiết là gỗ óc chó mà có thể là các loại Tràm, Cao Su,…Lớp Plywood có tác dụng làm gia tăng khả năng chịu lực và dẻo dai cho tấm ván.
Ưu điểm của sàn gỗ óc chó kỹ thuật
Sở hữu rất nhiều những ưu điểm nổi trội, sàn gỗ óc chó mang tới cho gia chủ những không gian sang trọng hiện đại mà với độ bền bỉ lâu dài. Không chỉ có độ thẩm mỹ cao, sàn gỗ óc chó nói riêng hay các công trình từ gỗ óc chó kỹ thuật còn đảm bảo tuổi thọ lớn nhờ những tính năng vật lý ưu việt. Chính vì điều này mà gỗ óc chó được coi là loại gỗ hiếm và có giá trị cao.
Màu sắc sang trọng
Các loại sàn gỗ Óc chó thường khá đậm thiên hướng tone nâu như màu nâu, nâu chocolate, nâu đen… Đây là tone màu mang đến sự quý phái, sự đẳng cấp nổi bật cho không gian. Các tấm ván được sơn phủ trong suốt bảo vệ chống bay màu nên giữ nguyên được màu tự nhiên. Bởi vậy, ngoài lát sàn mà một số công trình cao cấp trên thế giới cũng sử dụng loại gỗ này để trang trí ốp lát và nền và trang trí nội thất.
Vân gỗ độc đáo
So với các dòng gỗ khác, các loại sàn được làm từ gỗ óc chó thường mang một vẻ đẹp độc đáo nhờ hệ vân tự nhiên cầu kỳ và đẹp mắt. Các vân gỗ đều, uốn lượn nhịp nhàng và uyển chuyển tạo nên sự uyển chuyển hoàn hảo cho toàn bộ hệ sàn.
Độ bền cứng
Là một trong những loại gỗ được xếp vào hàng quý hiếm, gỗ Wanut có độ cứng cực cao. Đồng thời các công nghệ ép ván và xử lý bề mặt giúp các tấm ván hoàn toàn đảm bảo về độ cứng chắc cũng như khả năng chịu lực tối đa.
Khả năng chống chịu cao với môi trường, chống mối mọt
Khí hậu Việt Nam luôn là yếu tố gây nên sự co ngót hay cong vênh cho nhiều loại sàn gỗ khi nhiệt độ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với loại sàn gỗ óc chó kỹ thuật, tỷ lệ co ngót và cong vênh là không đáng kể. Ngoài ra, các tấm ván được sơn phủ 7 lớp bề mặt cùng sơn bảo vệ giúp tăng khả năng chống ấm mốc và mối mọt.
Cách thi công sàn gỗ óc chó kỹ thuật đạt độ thẩm mỹ cao
So với sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ óc chó kỹ thuật dễ dàng thi công và lắp đặt hơn do trọng lượng các tấm ván nhẹ và nhanh chóng lắp ghép nhờ các hèm khóa. Sau đây, Mộc Phát xin chia sẻ các bước thi công sàn gỗ óc chó kỹ thuật đạt độ thẩm mỹ cao tới bạn đọc.
Bước 1: Vệ sinh và làm phẳng bề mặt sàn
Đây là bước đầu tiên, đơn giản và quan trọng nhất. Trước khi lắp đặt sàn, cần đảm bảo bề mặt sàn không còn bụi bẩn, rác hay các gờ sàn (có thể do đội ngũ thi công sàn). Khi gặp sàn có hiện tượng gờ sàn, dùng búa đập nhẹ các gờ làm phẳng bề mặt. Việc quét dọn vệ sinh giúp loại bỏ bụi bẩn để kéo dán được chắc chắn hơn khi ghép sàn. Làm phẳng bề mặt giúp sàn không bị cong vênh.
Bước 2: Trải foam
Với các công trình lát sàn trong nhà, cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm nhất chính là trải foam. Các loại foam cao su, nhựa hay xốp có tác dụng ngăn hơi ẩm trực tiếp từ nền lên hệ sàn đồng thời không bị xẹp đi khi ghép sàn, từ đó tạo ra sự ổn định cho toàn bộ hệ sàn. Lưu ý, trải foam cách tường khoảng 5cm tại các vị trí đầu ván..
Ngoài ra, một số công trình cần thi công lắp hệ thống khung găng hay ván ép Nga tùy theo yêu cầu khách hàng và đặc điểm công trình.
Bước 3: Chuẩn bị tấm ván
Trước khi tiến hành ghép ván, cần lựa chọn các tấm ván và chia ván phù hợp với kích thước không gian. Trước tiên, cần đo đạc và nắm rõ các kích thước cũng như vị trí các vật dụng trong không gian để lựa chọn kích thước ván sàn phù hợp. Tại những vị trí đường đi, không có vật dụng, nên chọn những tấm lớn, đẹp. Các tấm ngắn sẽ được lát tại vị trí đặt vật dụng. Cách lựa chọn này sẽ phô trương tối đa các vị trí đẹp của sàn và tạo nên sự liền mạch cho hệ sàn.
Song song với việc lựa chọn gỗ đó là chia ván. Sàn gỗ óc chó kỹ thuật thường được lát theo kiểu chữ Công. Nên khi chia ván, cần đo đạc và chia phù hợp theo hình thức 1 tấm ghép với nửa tấm.
Bước 4: Ghép ván sàn
Cách ghép chữ Công rất đơn giản. Đó là cách ghép 1 tấm với nửa tấm lặp lại như vậy cho đến hết sàn. Việc quan trọng đầu tiên là xác định được điểm đầu ván. Thông thường, các vị trí đường đi không có vật dụng sẽ là khoảng bắt đầu ván. Điều này đảm bảo các vị trí ván bị ngắn hay thừa sẽ nằm dưới các vật dụng.
Ván ghép được khớp hèm khóa đơn giản. Tiến hành bơm keo đầy các cạnh và ghép các tấm lại với nhau.
Lưu ý khi ghép ván, cần đạt 1 thanh ván chẻ tại khoảng 5cm giữa foam và tường để đỡ đầu ván, chống hụt nhịp khi đi lại.
Bước 5: Hoàn thiện
Sau khi ghép ván hoàn tất, hệ sàn được vệ sinh bề mặt và sơn phủ. Các tấm ván trước khi ghép đã được sơn 1 lớp dầu chống thấm và các lông gỗ thường bị dựng lên. Tiến hành chà nhám để các lông này rụng đi giúp bề mặt gỗ bằng phẳng. Đồng thời, để sàn bóng đẹp và chống trày, thấm nước, tiếp tục sơn phủ lớp bề mặt và bàn giao cho chủ nhà.
Những trường hợp thường gặp khi thi công sàn gỗ óc chó kỹ thuật
Thi công sàn gỗ óc chó kỹ thuật trải qua lần lượt 5 công đoạn, tuy nhiên tùy vào đặc điểm từng công trình mà có nhiều trường hợp phát sinh. Dưới đây là các cách xử lý cho những trường hợp “khó” này.
Không ốp sàn gỗ lên tường
Các công trình chỉ lát sàn phần nền mà không ốp sàn lên tường thường có hiện tượng ván gỗ tại vị trí giáp tường hở so với cạnh tường bên trong 3mm và cạnh trên 1cm. Điều này gây mất thẩm mỹ cho hệ sàn và khó khăn cho việc thi công. Tuy nhiên, có nhiều gia chủ yêu cầu không ốp gỗ lên tường. Chính vì vậy nên tư vấn cho chur nhà tìm 1 đội xây ron đều để thẳng với ron tấm ván. Nếu được, sẽ có 1 lớp ván thí phía dưới tạo ra mặt phẳng cho nền.
Cách khắc phục hụt nhịp đầu ván
Tại các vị trí đầu ván thường có hiện tượng hụt nhịp khi đi lại trên sàn nếu không được thi công đúng cách. Thông thường, vị trí đầu ván là khoảng hở giữa lớp foam và tường. Tại đây, dùng ván chẻ 3 phân, bơm keo lên bề mặt để gắn và đỡ đầu ván. Đây là cách làm đơn giản nhưng chống hụt nhịp cực kỳ hiệu quả.
Lắp ván tại vị trí nối bậc thang hở
Một số công trình có hệ thống cầu thang hở mà phía dưới có thể nhìn lên. Đối với trường hợp này, cần có 1 tấm gỗ dày hơn so với các tấm sàn để lắp tại vị trí nối với bậc thang. Tấm gỗ này đã được đo đạc và chuẩn bị trước theo đặc điểm mỗi công trình mà cần có hay không. Tiến hành ghép hèm khóa với tấm kế bên như các tấm ván sàn khác nhưng lấy bằng mặt trên. Từ phía dưới nhìn lên, tấm này sẽ giống như 1 bậc thang giúp đảm bảo độ thẩm mỹ cho công trình mà hoàn toàn an toàn.
Lắp ván tại những vị trí có kích thước “không chuẩn”
Những vị trí có kích thước “không chuẩn” là những vị trí thừa hoặc thiếu khi tính toán số lượng các tấm ván theo kích thước. Điều này dẫ đến phải cắt chia lẻ các tấm ván theo kích thước chuẩn gây ra sự mất thẩm mỹ rất lớn. Để xử lý trường hợp này, trước khi thi công cần đo đạc và chuẩn bị các tấm ván với kích thước phù hợp khác chuẩn sao cho thuận tiện với vị trí đó.
Xem thêm cách thi công sàn gỗ óc chó kỹ thuật