Nhà bếp là trái tim của ngôi nhà, và đối với nhiều gia đình, đó là căn phòng mà họ dành nhiều thời gian nhất quây quần bên nhau. Bạn cần một loại sàn có thể xử lý các rủi ro nấu ăn, sự cố tràn, con người và thậm chí cả vật nuôi. Hãy xem xét 4 ý tưởng sàn hiện đại cho nhà bếp dưới đây và chắc chắn bạn sẽ tìm được sàn phù hợp.
Lựa chọn sàn phù hợp cho phòng bếp
Sàn gỗ kỹ thuật
Nếu bạn đang tìm kiếm để sự ấm áp và vẻ đẹp mộc mạc cho nhà bếp, không có gì có thể so sánh với sàn gỗ. Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên đắt tiền và hút ẩm nên không thể sử dụng cho nhà bếp. Một lựa chọn thay thế hàng đầu chính là sàn gỗ kỹ thuật. Trước khi thi công sàn gỗ này, bạn cần biết những ưu và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm
– Chống ẩm và biến đổi nhiệt: Sàn gỗ kỹ thuật có thể chịu được sự biến động mạnh về nhiệt độ và độ ẩm. Kể cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, sàn gỗ kỹ thuật cũng không biến dạng.
– Tương thích với hệ thống sưởi: Nếu bạn có ý định lắp hệ thống sưởi cho sàn nhà của mình, sàn gỗ engineered là lựa chọn phù hợp bởi chúng không bị giãn hay co lại khi có sức nóng tỏa ra từ lò sưởi. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc về độ dày của sàn trước khi lắp hệ thống sưởi.
– Tính thẩm mỹ cao và đa lựa chọn: Từ màu sắc tới hoa văn, sàn gỗ kỹ thuật trông và cảm giác như gỗ thật. Có một loạt các mức giá phù hợp với từng mẫu mã.
– Tuổi thọ: Sàn gỗ kỹ thuật rất bền và không dễ bị hao mòn trừ khi bạn bảo trì quá ít.
– Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng: Việc vệ sinh sàn gỗ engineered rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng chổi quét và lau sàn thường xuyên là giữ được bề mặt sàn sáng bóng. Sàn gỗ kỹ thuật có thể được bảo dưỡng bằng cách chà nhám và hoàn thiện lại dễ dàng.
Sàn gỗ kỹ thuật dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng
Nhược điểm
– Tuy sàn gỗ kỹ thuật có thể được chà nhám để làm mới, nhưng chúng không thể được chà nhám quá nhiều lần như sàn gỗ thật. Số lần chà nhám sẽ phụ thuộc vào độ dày của lớp gỗ cứng trên cùng của sàn.
– Dù sàn gỗ engineered có khả năng chống nước, nhưng nếu để lâu, nước sẽ chảy vào các rãnh nối các tấm sàn có thể ảnh hưởng tới lớp nền. Vì vậy, khi có sự cố tràn nào xảy ra, bạn cần nhanh chóng dọn sạch.
Bạn không nên chà nhám sàn gỗ kỹ thuật nhiều
Sàn vinyl
Sàn vinyl đã trở thành một loại sàn ngày càng phổ biến, được nhiều chủ nhà lựa chọn cho chủ nhà. Nhưng với bất kỳ sự lựa chọn nào, có những ưu và nhược điểm cần được xem xét trước khi tiến lên với loại sàn này.
Ưu điểm
– Chống nước: Một trong những điểm thu hút lớn nhất của sàn vinyl là khả năng chống nước nên đây là vật liệu hoàn hảo để lắp đặt cho nhà bếp. Hầu hết sàn vinyl có khả năng chống ẩm gần như 100%. khiến
– Giá cả phải chăng: Đặc biệt là khi so sánh với các loại sàn như đá, gạch hay sàn gỗ tự nhiên, sàn vinyl có giá thành tương đối rẻ hơn.
– Độ bền: Nếu được lắp đặt và bảo trì đúng cách, sàn vinyl sẽ có độ bền cao, có thể kéo dài tới 10-20 năm. Tuy nhiên, chất lượng của vật liệu mà bạn mua và cách thức sản xuất sẽ quyết định độ bền của sàn kéo dài trong bao lâu.
– Bảo trì thấp: Sàn vinyl rất dễ vệ sinh và bảo trì. Bạn chỉ cần sử dụng một cây chổi quét hết bụi bẩn trên sàn. Sau đó dùng cây lau nhà ẩm, có thể kết hợp với chất tẩy sàn vinyl thích hợp để loại bỏ hoàn toàn mọi vết bẩn trên sàn.
– Thoải mái: Sàn vinyl có độ mềm dẻo nhất định. Ngoài ra, nhiều sản phẩm sàn vinyl còn được kết hợp với một lớp đệm để tăng thêm độ thoải mái cho đôi chân của bạn, nhất là vào những ngày mùa đông rét buốt.
– Dễ lắp đặt: Sàn vinyl tương đối dễ lắp đặt. Bạn có thể tự lắp sàn vinyl mà không cần tới sự trợ giúp của chuyên gia. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo lớp nền hoàn toàn khô ráo.
Sàn vinyl giả gỗ có khả năng chống nước tuyệt vời
Nhược điểm
– Không thân thiện với môi trường: Vì chất liệu của sàn vinyl là nhựa nên chúng có thể gây ra sự thoát khí độc hại sau khi hoàn tất lắp đặt. Điều này có thể giải phóng các hóa chất dễ bay hơi vào ngôi nhà, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe hô hấp. Thêm vào đó, sàn vinyl sẽ không thể tái chế.
– Khó sửa chữa: Sàn vinyl chất lượng cao sẽ bền nhưng vật liệu chất lượng thấp sẽ rất dễ bị hư hỏng. Khi đó, nó cần phải được gỡ bỏ và thay thế.
Việc sửa chữa sàn vinyl khá khó khăn
Sàn gạch
Là loại sàn đầu tiên được phát triển thay thế cho đá tự nhiên, sàn gạch là một trong những loại sàn lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới. Như với tất cả các loại sàn khác, bạn cần xem xét những ưu và nhược điểm của sàn gạch để chắc chắn rằng đó là lựa chọn phù hợp cho nhà bếp của bạn.
Ưu điểm
– Độ bền: Ưu điểm đầu tiên của sàn gạch phải nhắc tới đó là độ bền cao. Sàn gạch được làm chủ yếu bằng các vật liệu tự nhiên như đá phiến, cao lanh và khoáng chất. Ngoài ra, các viên gạch từ các cấu trúc cũ hoặc bị phá hủy có thể được tái chế và sử dụng lại.
– Thiết kế linh hoạt: Sàn gạch có vô số kiểu mẫu như so le, đan rổ, xương cá, hoặc bạn có thể yêu cầu họa tiết tùy ý muốn. Nếu bạn muốn một màu sắc khác biệt so với các tông màu đất thông thường, sàn gạch cũng có thể được sơn thường hoặc sơn epoxy
– Tính chắc chắn: Sàn gạch rất khó bị hỏng hóc. Gạch chịu được các điều kiện khắc nghiệt và nó cũng có khả năng cách nhiệt. Sau một thời gian dài sử dụng có thể các viên gạch riêng lẻ bị nứt hoặc sứt mẻ, nhưng chúng tương đối dễ dàng để loại bỏ và thay thế.
– Giá cả hợp lý: Bởi vì gạch được sử dụng cho các ứng dụng nội thất như nhà bếp thường ở dạng lát nền, nên nó mỏng hơn và ít tốn kém hơn gạch ngoại thất.
– Chống trơn trượt: Sàn gạch có bề mặt hơi thô, hoàn toàn chống trơn trượt. Nếu bạn muốn phủ một lớp bóng hoặc sáp, bạn sẽ phải thực hiện thêm một số bước khác để chống trơn cho sàn.
– Tính thẩm mỹ: Một trong những lý do khiến khách hàng ưa chuộng sàn gạch là sự ấm áp truyền thống mà nó mang lại.
Khả năng chống trơn trượt của sàn gạch là tốt nhất
Nhược điểm
– Đau chân: Nếu bạn lắp đặt sàn gạch trong nhà bếp, hãy lót thêm một tấm thảm để giảm đau mỏi cho chân và lưng khi bạn đứng lâu.
– Không đồng đều: Kể cả sàn gạch được lắp đặt tốt nhất thì độ bằng phẳng cũng không thể đạt đến mức tuyệt đối. Bạn có thể khắc phục sự cố này bằng miếng lót dưới đồ nội thất.
– Hư hỏng do độ ẩm: Hơi ẩm có thể xâm nhập vào vữa. Vì vậy, bạn nên sử dụng chất trám định kỳ để bảo vệ chống nấm mốc và nứt.
Đứng lâu trên sàn gạch có thể khiến bạn mỏi chân
Sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ mang lại sự sang trọng, ấm áp và phong cách vượt thời gian cho mọi không gian trong ngôi nhà của bạn. Hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên sau đây.
Ưu điểm
– Nhiều lựa chọn: Có rất nhiều loại sàn gỗ tự nhiên để bạn lựa chọn phong cách cho nhà bếp. Từ màu sắc, vân gỗ tới kiểu dáng đa dạng, sàn gỗ tự nhiên luôn được yêu thích.
– Tuổi thọ và giá trị: Sàn gỗ tự nhiên cung cấp giá trị vượt trội với tuổi thọ thậm chí có thể lên tới 50-100 năm.
– Sự ấm áp: Sàn gỗ tự nhiên phù hợp cho nhà bếp bởi sự ấm áp cho đôi chân của bạn so với gạch hay đá, đặc biệt là khi bạn đứng trong khi nấu ăn và dọn dẹp.
– Dễ dàng làm sạch: Chỉ cần một cây chổi và một cây lau nhà hơi ẩm, bạn có thể làm sạch sàn gỗ tự nhiên một cách dễ dàng.
Tuổi thọ của sàn gỗ tự nhiên có thể lên tới 100 năm
Nhược điểm
– Khả năng chống ẩm kém: Trái ngược với sàn gạch, khi tiếp xúc lâu với độ ẩm trong nhà bếp có thể sẽ làm hỏng sàn gỗ tự nhiên.
– Đánh bóng lại: Mặc dù chúng sẽ tồn tại vô thời hạn, sàn gỗ nhà bếp nên được chà nhám nhẹ và sơn lại cứ sau 4-7 năm để làm bóng và bảo vệ sàn khỏi ẩm mốc. Và sau 12 – 17 năm tùy thuộc vào độ mòn, bạn có thể bảo trì lại toàn bộ để sàn được như mới.
Sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống ẩm, chống nước kém
Trên đây là 4 ý tưởng cho sàn hiện đại cho nhà bếp của bạn do chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được sự lựa chọn sàn phù hợp cho căn bếp của mình.