Sơn PU ra đời dần thay thế cách đánh bóng vecni của ngày trước và trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong việc hỗ trợ đồ gỗ nội, ngoại thất. Với nhiều năm kinh nghiệm của mình, Mộc Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sơn PU và kỹ thuật sơn PU trên gỗ như thế nào để giúp gỗ trở nên bóng đẹp nhất trong bài viết sau đây.
1. Sơn PU là gì?
Sơn PU có tên tiếng Anh là Polyurethane. Đây là một loại polymer được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống thường ngày. Và thường được sử dụng để làm mới và bảo vệ các sản phẩm từ gỗ như: sàn gỗ, cầu thang gỗ, lam chắn nắng,….
Sơn PU có 2 dạng tồn tại chính:
– Dạng cứng: Thường được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ các sản phẩm làm từ gỗ như: bàn ghế, cửa gỗ, giường, tủ,…
– Dạng foam: Được dùng để làm đệm mút trong các loại ghế (ghế ngồi trong xe ô tô,..). Ngoài ra, ứng dụng foam để dùng bảo vệ các thiết bị, dụng cụ tránh va đập đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.
Sơn PU gồm 3 thành phần chính:
– Sơn lót: Có tác dụng làm phẳng bề mặt và che lấp các khuyết điểm trên bề mặt gỗ giúp sản phẩm sau khi sơn sẽ đẹp hơn.
– Sơn màu: Sử dụng để sơn theo lựa chọn màu sắc khách hàng mong muốn hoặc tùy theo chất liệu của gỗ (phần này sẽ do khách hàng yêu cầu, mặc dù đa số sơn PU sử dụng cho gỗ đều có thành phần màu trong đó dù ít hay nhiều ).
– Sơn bóng: Nhằm tạo bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU.
2. Cách pha chế sơn PU
Đối với mỗi loại sơn sẽ có một công thức pha chế khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng để pha chế phù hợp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều thợ sơn thì bạn cũng có thể tham khảo cách pha chế dưới đây:
– Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
– Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu ( tinh màu pha chế sao cho phù hợp với nhu cầu của khách)
– Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng ( tự điều chỉnh để tạo được độ bóng đẹp)
3. Kỹ thuật sơn PU cho gỗ
Quy trình sơn PU cho gỗ cũng khá đơn giản. Sau khi pha chế xong 3 loại sơn, bạn có thể tiến hành sử dụng kỹ thuật và các bước để sơn PU lên đồ gỗ như sau:
– Bước 1: Đánh nhám và xử lý bề mặt
Sử dụng giấy nhám P240 để chà nhám bề mặt đến khi đạt yêu cầu. Tùy theo sản phẩm có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng để quyết định nên bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên, phần lớn sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Vì vậy khi thực hiện bả bột cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không?
+ Nếu có thì bột bả phải là bột màu ( bột đen hoặc nâu), việc thực hiện bước bả bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết điểm nhỏ trên bề mặt gỗ.
+ Nếu không thực hiện bước bả bột thì sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám lại các khe hở này sau khi sơn.
– Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha với tỉ lệ 2:1:3 (2 lót, 1 cứng, 3 xăng) sau đó sơn đều tay lên bề mặt gỗ. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh bằng cách gia giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác để điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, bề mặt sơn sẽ nổi tim hoặc nổi bọt khí nếu việc bốc hơi xảy ra quá nhanh, như vậy sẽ rất tốn công sức để sửa chữa.
Bước này đã có thể lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu kỹ thuật làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ đã được thực hiện tốt ở bước đánh bả bột thì chỉ cần 1 bước sơn lót. Vậy thì có thể tiết kiệm được chi phí, nguyên liệu và công sức cho cả khâu sơn PU.
– Bước 3: Đánh nhám và phun sơn lót lần 2
Một số thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 này là không cần thiết, tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể chà nhám và tiếp tục sơn lót lần 2. Sơn lót lần 2 giúp tăng độ mịn cho bề mặt gỗ, nhờ đó mà màu sơn cũng sẽ đẹp và bám chắc hơn. Vì vậy, các đồ gỗ nội ngoại thất vẫn nên được sơn lót lần 2 để trở thành một sản phẩm đẹp với màu sơn sắc nét. Sau khi sơn lót lần 2 hãy chờ khô từ 25-30 phút.
– Bước 4: Phun sơn màu
Sơn màu cũng cần được thực hiện 2 lần. Những người có nhiều kinh nghiệm sẽ pha được màu sơn đẹp như ý với công thức nêu trên.
Lần đầu tiên, bạn chỉ nên sơn khoảng 90% so với mẫu yêu cầu, sau đó đợi khô và tiếp tục sơn lần 2. Lần sơn thứ 2 sẽ sơn hoàn thiện 100% so với yêu cầu.
Sơn màu là một bước quan trọng để quyết định hoàn thiện toàn bộ khâu kỹ thuật sơn PU trên gỗ. Vì vậy, hãy đảm bảo sơn ở một nơi kín gió lưu thông để tránh bụi bẩn.
– Bước 5: Phun bóng bề mặt
Sau khi lớp sơn màu khô có thể tiến hành bước sơn bóng bề mặt cho sản phẩm. Có rất nhiều chất liệu làm bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70%, 100% với tỷ lệ pha chế đã được nêu ở trên. Lớp sơn bóng sẽ giúp làm bóng bề mặt sản phẩm và tăng giá trị cho đồ gỗ. Việc phun bóng cũng cần được thực hiện ở nơi không có bụi bẩn.
– Bước 6: Bảo quản và đóng gói
Bạn cần chú ý đến việc bảo quản và đóng gói, đây là một bước khá quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ thẩm mỹ của sản phẩm sau này. Hãy lưu ý để sản phẩm ở khu vực chờ khô nhằm tránh được bụi bặm và bụi sơn bám vào. Thời gian chờ khô trong khoảng từ 12 – 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU.
Video Giới thiệu sơn dầu OSMO – Sự khác biệt của Osmo với sơn PU
Hình ảnh lau dầu Osmo sau khi thi công sàn gỗ tại Mộc Phát
Như vậy, chỉ với các bước tiến hành và kỹ thuật đơn giản, bạn đã có thể thay một diện mạo mới cho các đồ nội thất của mình. Ngoài sơn PU, thì còn các dòng sơn lau dầu khác như sơn dầu Osmo, bạn hãy tham khảo kỹ và cùng bắt tay vào thử nghiệm nhé. Mộc Phát là đơn vị chuyên thi công nội thất với các hạng mục như: sàn gỗ, trần gỗ, cầu thang gỗ,…