Sàn gỗ Engineered Walnut là một trong những loại sàn gỗ Engineer phổ biến nhất hiện nay. Và đây là một trong những loại sàn gỗ thuộc dòng sản phẩm gỗ cao cấp và sang trọng. Sự ra đời của sàn gỗ Engineer Óc chó chính là bước cải tiến mới của công nghệ sản xuất. Sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao và có tính ổn định vững chãi của ván sàn tự nhiên. Với những tính năng vượt bậc hơn như loại bỏ được tình trạng co ngót, giãn nở, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Hình ảnh công trình sàn gỗ óc chó
Sàn gỗ Engineered Walnut là gì?
Sàn gỗ Engineer hay sàn gỗ kỹ thuật: là loại sàn gỗ cấu tạo từ các lớp gỗ ghép lại với nhau. Bao gồm lớp bề mặt là gỗ tự nhiên, lớp phía dưới lớp bề mặt là lớp cốt Plywood hoặc lớp gỗ tự nhiên ghép ngang.
Sàn gỗ Engineered Walnut là sàn gỗ kỹ thuật Óc Chó: là ván sàn gỗ được cấu tạo từ các lớp gỗ ghép lại với nhau, bao gồm lớp bề mặt là gỗ óc chó tự nhiên. Và lớp phía dưới lớp bề mặt là lớp cốt Plywood (hoặc lớp gỗ tự nhiên ghép ngang). Lớp Plywood được cấu tạo bằng cách ép và dán keo từ 10 – 15 tấm, ván mỏng từ 1mm – 2mm lại với nhau tạo thành một khối rắn chắc. Hiện nay, các tấm Plywood thường được nhập khẩu từ Nga hoặc Trung Quốc. Lớp đáy gỗ tự nhiên có cấu trúc gồm các thanh gỗ tự nhiên nguyên thanh ghép nối với nhau thành một khối đặc dày từ 8mm – 10mm, có thể được làm từ gỗ Tràm, Sồi, Cao Su, gỗ Căm Xe, gỗ Gõ Đỏ….
Lớp bề mặt của sàn gỗ kỹ thuật óc chó cũng được xử lý đạt theo các tiêu chuẩn nhất định như độ ẩm phải bé hơn 14% nước, sơn UV hoặc lau dầu Osmo,… nhằm đảm bảo độ bền của sàn cao nhất.
Lau sàn gỗ kỹ thuật óc chó bằng dàu lau Osmo
Cấu tạo của Sàn gỗ Engineered Walnut:
– Lớp bề mặt cấu tạo từ 3 – 4 lớp gỗ Óc chó nguyên khối dày 0.6 mm – 5 mm, được ép lại với nhau bằng công nghệ ép thuỷ lực hiện đại.
– Lớp đáy cấu tạo bởi Plywood. Tức là ghép nối 10 – 15 tấm ván mỏng từ 1mm – 2mm lại với nhau, bằng cách ép và dán keo để tạo thành một khối rắn chắc dày 8mm – 10mm. Những tấm gỗ đó có thể là gỗ: Tràm, Sồi, Cao Su,…
Khi hoàn thiện, sàn gỗ Engineered óc chó được xử lý theo các tiêu chuẩn nhất định như: độ ẩm, sơn phủ UV hoặc dầu lau Osmo để tăng độ bền cho sản phẩm. Sau quá trình gia công định hình và sơn 7 lớp giúp cho ván sàn kỹ thuật óc chó trở nên bền đẹp, và có khả năng chống trầy xước cao hơn.
Cấu tạo gỗ óc chó kỹ thuật
Ứng Dụng của Sàn gỗ Engineered Walnut:
Sàn gỗ óc chó Engineered được sử dụng chủ yếu để thiết kế nội thất phòng ngủ phòng bếp, cho các công trình,…
– Sàn gỗ óc chó kỹ thuật được sử dụng để lắp đặt cho phòng khách phòng ngủ cho các chung cư căn hộ hay biệt thự, cửa hàng, quán cafe,..
– Sàn gỗ kỹ thuật óc chó được sử dụng để lắp ván sàn cho spa, bệnh viện hoặc khách sạn, nhà hàng…
– Sàn gỗ óc chó Engineered cũng được lắp đặt cho phòng tắm, hành lang, tầng hầm hay văn phòng, phòng họp…
Một số hình ảnh công trình thi công của Mộc Phát
Thi công sàn gỗ hồ bơi ( Xem thêm )
Đặc điểm của sàn gỗ kỹ thuật óc chó:
– Vẫn đảm bảo giống như sàn gỗ tự nhiên: tuy cấu tạo từ 2 hay nhiều lớp, nhưng bề mặt của sàn gỗ kỹ thuật được làm từ gỗ tự nhiên nguyên thanh. Vì vậy mà sau khi lắp đặt xong thì sàn gỗ vẫn đảm bảo giống như sàn tự nhiên. Cho nên sàn gỗ kỹ thuật vẫn mang lại cho căn nhà bạn vẻ sang trọng, đẳng cấp của sàn gỗ tự nhiên.
– Sàn gỗ kỹ thuật có độ ổn định cao: thường cao hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên.
– Có thể sản xuất theo quy cách lớn: Với sàn gỗ tự nhiên chỉ có thể lấy bản rộng tối đa là 120mm. Nhưng đối với sàn gỗ Engineered thì có thể làm bản rộng hơn rất nhiều và có thể lên tới 200mm bề mặt.
Đặc điểm sàn gỗ óc chó kỹ thuật
Ưu Điểm của Sàn gỗ Engineered Walnut:
– Giá thành rẻ hơn gỗ thịt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Giá thành rẻ hơn 20 – 30 % so với sàn gỗ tự nhiên.
– Hoàn toàn giống với sàn gỗ tự nhiên. Sau lắp đặt, sàn gỗ Engineer có bề mặt giống 100% sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, rất khó để phân biệt được.
– Có màu sắc đồng đều hơn, đa dạng hoa văn vân gỗ
– Có khả năng chống sâu bọ, mối mọt tốt.
– Độ bền cao: sàn gỗ Engineer độ bền có thể lên tới 20 – 30 năm.
– Sàn có khả năng chịu nhiệt tốt, không phai hay bạc màu dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Đây là một trong những loại sàn gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện ẩm dễ hư mục.
Xem thêm video thi công sàn gỗ óc chó
– Sàn gỗ kỹ thuật có khả năng chống trầy xước cao, chịu mài mòn đạt chuẩn.
– Sản phẩm đa dạng về màu sắc và mẫu vân gỗ mang tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
– Quy cách sàn gỗ đa dạng: Với sàn gỗ Engineer bạn có thể sản xuất được những quy cách lớn.
– Hệ thống sơn sàn đạt chất lượng cao và rất thân thiện với môi trường xung quanh.
– Màu sắc, vân gỗ của sàn gỗ kỹ thuật óc chó ít bị thay đổi theo thời gian. Vì sàn gỗ được phủ sơn giúp bảo vệ sàn từ bên trong.
– Kết cấu của sàn gỗ Engineered Óc chó tạo được tính bền vững và duy trì được vẻ đẹp như ban đầu sau một thời gian sử dụng.
– Đặc biệt, sàn gỗ kỹ thuật còn có tính ổn định cao hơn so với sàn gỗ tự nhiên nên không biến dạng, không cong vênh, giãn nở.
– Không những thế, sàn gỗ kỹ thuật óc cho không có độc tố, không hóa chất kim loại nặng hay những chất sở hữu gốc Dioxin. Sản phẩm đạt chuẩn nên đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Nhược điểm của Sàn gỗ Engineered Walnut:
– Số lần làm mới ít hơn vì phần gỗ thịt mỏng hơn. Khi làm mới sàn gỗ phải chà bề mặt sàn gỗ kỹ thuật, nên thường sẽ cải tạo chỉ được 2-3 lần.
– Độ chịu lực kém hơn sàn gỗ thịt.
Mộc Phát – Thi công sàn gỗ Engineered Walnut Đạt Chuẩn
Mộc Phát là một trong các đơn vị chuyên thi công sàn gỗ Engineered Walnut Đạt Chuẩn. Với nhiều năm trong thi công sàn gỗ nhiều năm kinh nghiệm, và luôn đặt cao cái tâm trong nghề. Chúng tôi chắc chắn mang đến cho khách hàng những công trình đẹp hoàn hảo nhất.
Để có một sàn nhà đẹp, đòi hỏi người thợ thi công sàn gỗ phải có kiến thức và có kinh nghiệm trong nghề. Mộc Phát với nhiều năm thi công nhiều công trình sàn gỗ lớn nhỏ khác nhau. Chúng tôi khuyên bạn khi lắp đặt sàn gỗ kỹ thuật Óc chó nên lưu ý các vấn đề dưới đây:
– Khi lắp đặt sàn gỗ kỹ thuật, bạn hãy nhớ cần đảm bảo nhiệt độ không khí trong phòng luôn trên 18 độ C, và nhiệt độ bề mặt sàn luôn trên 15 độ C, độ ẩm đạt 50-75%.
– Không nên lắp đặt sàn gỗ theo dạng thông thường mà nên ngắt mạch hở giữa các phòng, và các mép gỗ các tường khoảng 10-12 mm.
– Lựa chọn loại sơn dầu tốt nhất dành cho sàn gỗ. Hiện nay, sơn dầu Osmo đang là một trong những loại sơn dầu tốt nhất dành cho sàn gỗ. Sơn dầu Osmo được chiết xuất từ tinh dầu thực vật tự nhiên. Do đó, sản phẩm vô cùng an toàn với sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, dầu sẽ thấm vào trong từng thớ gỗ từ đó giúp bảo vệ sàn gỗ, giảm sự hư hại gỗ từ bên trong.
Trên đây là các thông tin chi tiết về ưu điểm, đặc điểm và những lưu ý khi thi công sàn gỗ Engineered Walnut. Hi vọng bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về dòng sàn gỗ kỹ thuật óc chó. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn sàn gỗ óc chó như thế nào, thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.