Móng đơn là gì? Các bước xây dựng móng đơn

Trước khi có ý định xây nhà, việc tìm hiểu về nền móng nói chung và móng đơn nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Đối với nhà thầu xây dựng, kiến trúc sư, móng đơn có lẽ là khái niệm vô cùng quen thuộc và dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt tay vào quá trình xây dựng thì điều này không phải là dễ dàng. Vậy móng đơn là gì? Chúng có chức năng và cấu tạo như thế nào? Tại sao phải sử dụng móng đơn? Tất cả sẽ được Mộc Phát giải đáp ở thông tin dưới đây!

Móng đơn là gì?

Móng đơn được hiểu đơn giản là loại móng 1 cột lớn hoặc nhiều móng đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực trong các công trình nhà ở dân sinh trung bình. Trong quá trình xây dựng, móng đơn truyền tải toàn bộ trọng lực của công trình xuống đáy móng. Mục đích là giúp cho công trình nhà ở được bền vững và ổn định.

Hiện nay, móng đơn thường được sử dụng cho các công trình nhà ở trung bình từ 1 đến 4 tầng. Đối với các công trình như chung cư, cao ốc, biệt thự đồ sộ thì các bạn phải sử dụng móng có kết cấu nặng hơn. Ngày nay, móng đơn được đánh giá là loại móng dễ thi công, chi phí thấp và chịu được nhiều nền đất khác nhau. Từ nền yếu, cứng hay lồi lõm, loại móng này đều có thể phát huy được tác dụng tốt nhất.

Móng đơn được xây dựng, hoàn thiện

Móng đơn được xây dựng, hoàn thiện

Phân loại móng đơn

1. Dựa vào tải trọng

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm
  • Móng công trình cao
  • Móng thường chịu lực ngang lớn
  • Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ

2. Dựa vào độ cứng

  • Móng cứng tuyệt đối: Là loại móng có độ cứng rất lớn, thậm chí là tuyệt đối và gần như không biến dạng
  • Móng mềm:Là loại móng có khả năng  biến  dạng  lớn, dễ uốn nắn
  • Móng cứng hữu hạn: Là loại móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài và cạnh ngắn ≤ 8

3. Dựa vào cách chế tạo

  • Móng toàn khối: Là loại móng được làm từ nhiều nguyên vật liệu và được chế tạo ngay  tại vị trí xây dựng
  • Móng lắp ghép: Là loại móng có nhiều khối được chế tạo sẵn và lắp ghép với nhau

Móng đơn

Các loại móng đơn được xây dựng hiện nay

Cấu tạo của móng đơn

  1. Giằng móng hay còn gọi là đà kiềng: Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ tường ngăn bên trên, đồng thời giảm độ lún của nền móng trong công trình. Khi kết hợp giằng móng để làm dầm móng, độ lệch tâm móng sẽ được giảm đi đáng kể.
  2. Cổ móng: Cổ móng có kích thước tương đương với cột của tầng trệt. Tuy nhiên, khi ứng dụng trực tiếp vào xây dựng, người ta thường cơi nới ra 2- 3 phân ở mỗi cạnh nhằm tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép cổ móng.
  3. Móng hay còn gọi là bản móng: Bộ phận này có dạng hình chữ nhật, dốc vừa phải và hơi vát chéo.
  4. Lớp bê tông lót: Bộ phận này thường có độ dày là 100. Có tác dụng làm sạch, làm phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và làm ván khuôn để đổ bê tông móng.

Cấu tạo từng bộ phận của móng đơn

Cấu tạo từng bộ phận của móng đơn

Các bước xây dựng móng đơn

Bước 1: Đóng cọc và đào hố

Bạn cần xác định chính xác vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách các cọc dựa vào bản thiết kế. Đối với những công trình xây dựng trên nền đất yếu thì bạn cần gia cố nền đất bằng cách đóng. Số lượng cọc tùy vào diện tích nền đất. Ở đây, các bạn nên sử dụng cọc có kích thước đường kính gốc từ 6- 9 cm, chiều dài từ 3,5- 4,5 m.

Để đào hố móng, các bạn cần độ nông, sâu và diện tích hố móng sao cho đảm bảo yêu cầu về kích thước và tải trọng công trình. Trong suốt quá trình thi công móng, các bạn cần giữ cho hố móng luôn được khô. Nếu vô tình móng bị ướt, bạn cần sử dụng máy bơm thủy lực để làm khô.

Bước 2: Đổ bê tông móng

Tiếp theo bạn cần đổ lớp lót bê tông. Lớp lót này được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng nhằm hạn chế mất nước xi măng. Đồng thời tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng và đà giằng.

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Bạn nên sử dụng thép có thương hiệu rõ ràng để đảm bảo độ bền cao. Phương pháp thực hiện cắt uốn bằng cơ học, phù hợp với kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

Bước 4: Đổ bê tông cho móng

Đây được coi là công đoạn quan trọng nhất của cả quá trình. Bạn cần đổ bê tông móng bằng cách trộn đều hỗn hợp các loại đá, xi măng, cát, nước. Lưu ý rằng hỗn hợp phải đúng tiêu chuẩn tỉ lệ để đảm bảo tạo ra được lớp bê tông vững chắc nhất. Nếu chân móng có tình trạng ẩm ướt thì bạn cần thực hiện rút nước và làm khô bề mặt bằng máy thủy lực, trước khi tiến hành đổ bê tông.

Thi công móng đơn đạt chuẩn

Thi công móng đơn đạt chuẩn

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về móng đơn. Chúc các bạn ứng dụng thành công kiến thức này vào công trình nhà ở của mình. Mộc Phát là một trong các đơn vị chuyên thi công nội thất nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những công trình đẹp về: sàn gỗ, cửa gỗ, cầu thang gỗ, lam chắn nắng…  Nếu còn thắc mắc, băn khoăn, các bạn vui lòng liên hệ ngay với Mộc Phát để được hỗ trợ nhanh nhất.

NHẬN BÁO GIÁ