Hướng dẫn thi công lam chắn nắng mặt tiền

Hiện nay, việc sử dụng lam chắn nắng mặt tiền đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với những căn nhà hướng Tây. Với nhiều ưu điểm nổi bật và độ chắn nắng hiệu quả, lam chắn nắng mặt tiền là phương án tối ưu nhất cho một không gian thoáng đãng lại đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lam còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thi công hệ lam chắn nắng này. Hôm nay, Mộc Phát xin hướng dẫn thi công lam chắn mặt tiền tới quý bạn đọc!

Giới thiệu về lam chắn nắng mặt tiền 

Lam chắn nắng mặt tiền là gì? 

Không còn quá nhiều xa lạ với các hệ lam chắn nắng mặt tiền. Đây hệ sản phẩm được làm từ hợp kim nhôm hoặc gỗ cùng các vật liệu cao cấp. Lam có chức năng che nắng, cản mưa, chắn gió,… và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, các hệ lam được sử dụng cho rất nhiều công trình, từ công cộng đến cả những công trình dân dụng như nhà ở, văn phòng,…

Lam chắn nắng mặt tiền là gì

Lam chắn nắng mặt tiền là gì

Một hệ lam chắn nắng thông thường có 2 bộ phận chín bao gồm Thanh lam và Hệ khung xương. Hai bộ phận này được đo đạc và liên kết chắc chắn với nhau tại nên một hệ lam bền vững và phù hợp cân đối với công trình. Tùy theo nhu cầu cũng như độ thẩm mỹ cũng như giá cả mà chất liệu hệ lam sẽ khác nhau. Các loại lam chắn nắng mặt tiền đang được dùng phổ biến hiện tại có thể kể đến như: Lam sắt, lam nhôm, lam gỗ nhựa, lam gỗ tự nhiên…. 

Công dụng của lam chắn nắng mặt tiền 

 Với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, đặc biệt là những căn nhà hướng Tây khi vào mùa nắng nóng sẽ hứng chịu lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp vào nhà. Điều này làm không khí trong nhà trở nên nóng bức, khó chịu đồng thời lượng bụi bẩn từ bên ngoài cũng sẽ khiến căn nhà nhanh chóng bám bẩn… 

 Việc sử dụng hệ lạm chắn nắng mặt tiền hạn chế tối đa lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời vào nhà. Cùng với đó hệ lam giúp cản bụi bẩn khiến không gian bên trong nhà được trong lành hơn

Bên cạnh đó, lam chắn nắng mặt tiền còn có rất nhiều các công dụng như:

  • Chắn nắng, ngăn bức xạ mặt trời vào nhà 
  • Cản mưa, cản gió, bụi bẩn và giảm thanh
  • Điều hòa không khí, nhiệt độ và tản bức xạ 
  • Tạo điểm nhấn cho công trình và đảm bảo độ thẩm mỹ rất cao 
  • Ngăn cản các tác động từ bên ngoài môi trường

Hướng dẫn thi công lam chắn nắng mặt tiền cho nhà hướng Tây

Sở hữu rất nhiều các ưu điểm như độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ… nhưng việc thi công lam chắn nắng mặt tiền lại có rất nhiều những lưu ý để có một công trình hoàn hỏa nhất với hiệu suất sử dụng tối đa. Dưới đây là cách thi công cũng như những lưu ý khi thi công hệ lam chắn mặt tiền hướng Tây mà Mộc Phát xin giới thiệu tới quý bạn. 

Quy cách thanh lam 

Thanh làm sử dụng cho thi công hệ lam chắn nắng mặt tiền có 2 kích cỡ tương ứng 2 profile. Đó là: 

  • Thanh lam 40 * 60 mm: màu vàng nhạt, đây là các thanh chính, thường có màu vàng nhạt
  • Thanh lam 40 * 90 mm: lắp đan xe giữa 2 thanh 40 * 60 cm, thường có màu cà phê

thanh lam chắn nắng

thanh lam chắn nắng

Các thao tác thi công lam chắn mặt tiền 

Việc thi công lam chắn mặt tiền chia làm 2 phần đó là phần mặt ngoài và mặt trong. Sau đây Mộc Phát sẽ trình bày chi tiết về cách thi công cho từng phần. 

Thi công mặt ngoài

  • Tiến hành lắp ghép đều các thanh chính (thanh 40 * 60 mm) sao cho khoảng cách giữa các thanh tối thiểu 4 phân (cm).

Thi công mặt ngoài

Thi công mặt ngoài

  • Tại vị trí giữa 2 thanh chính, lắp đan xen bằng mặt trong 1 thanh 40 * 90 mm vào lọt lòng. Các thanh đan xen này sẽ tạo một điểm nhấn rất độc đáo cho công trình. 

Thi công mặt ngoài

Thi công mặt ngoài

Thi công mặt trong hệ lam chắn nắng

Mặt trong hệ lam sử dụng các cây lam quy cách 40 * 60 mm gia cố ngang vào các thanh dọc chính. 

  • Cây đầu tiên gia cố cứng vào chân các thanh lam chính bằng bắt vít 

Thi công mặt trong hệ lam chắn nắng

Thi công mặt trong hệ lam chắn nắng

  • Phía trên cùng hệ lạm có thể bắn tích kê vào trần nếu việc thi công gia cố lam bị cản trở. 

  • Các cây thanh giằng bắt vít vào các thanh chính. Thanh giằng được sử dụng cho khoảng cách 2m lam chính cần có 1 thanh giằng để giữ nhịp cho hệ lam cũng như tránh các thanh lam chính cong vênh và giúp hệ chắc chắn hơn. 

Gia cố các lỗ bắt vít

 Khi tiến hành gia cố mặt trong hệ lam bằng các thanh lam, cần nã các lỗ trên thanh lam để bắt vít. Sau khi bắt vít hoàn thiện, lỗ này được lấp bằng nút chuyên dụng để tăng thẩm mỹ và tránh nước, bụi bẩn hay rác…

 Sau khi đóng nút, nút được làm nguội và chà nhám cho bằng mặt với thanh lam.  Các nút nã được khoét để bắt vít, sau đó lấp bằng nút chuyên dụng để tăng thẩm mỹ, làm nguội sau đó chà nhám để bằng mặt.

Hoàn thiện hệ lam 

Hệ lam sau khi hoàn thiện đảm bảo tính chắc chắn, không cong vênh và có thẩm mỹ cao cho công trình. 

Những lưu ý khi thi công hệ lam chắn mặt tiền 

Thi công hệ lam mặt tiền có khá nhiều điểm lưu ý mà bạn đọc cần biết.

 Một số lưu ý khi thi công hệ lam chắn mặt tiền: 

  • Ở những vị trí không gia cố được bằng bắn vít vào lam thì sử dụng tích kê vào bê tông hoặc trần, tường.  

lưu ý khi thi công hệ lam chắn mặt tiền 

  • Mặc dù nằm lọt lòng giữa các thanh chính, nhưng các thanh 40 * 90 mm vẫn có thể bị chảy nước qua các lỗ bắt vít. Chính vì thế cần nắp nút đậy và chà nhám kỹ càng. 

lưu ý khi thi công hệ lam chắn mặt tiền 

Xem thêm video Hướng dẫn thi công hệ lam chắn nắng mặt tiền nhà hướng tây bằng gỗ nhựa Composite

YouTube video

Hy vọng bài viết này mang đến bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề thi công lam che nắng. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc và cần được giải đáp bạn có thể liên hệ đến hotline của Mộc Phát. Kỹ thuật của chúng tôi sẻ hỗ trợ bạn bất kỳ thời gian nào.

NHẬN BÁO GIÁ