Gỗ pơ mu có xuất xứ từ đâu ? – Tìm Hiểu cách để nhận biết gỗ pơ mu

Gỗ pơ mu được ứng dụng nhiều tại Việt Nam để chế tạo sàn gỗ, các đồ nội thất trong nhà như đồ gia dụng, đồ tạo tác mỹ thuật,… hay chưng cất tinh dầu dùng trong hóa mỹ phẩm và y học. Dưới đây là hướng dẫn bạn cách nhận biết gỗ pơ mu vô cùng đơn giản và chính xác.

Gỗ pơ mu hiện đang được ưa chuộng vì giá thành rẻ hơn so với nhiều loại gỗ khác nhưng chất lượng hiệu quả. Sàn gỗ tự nhiên không những đem lại sự sang trọng, ấm cúng mà còn giúp điều hòa nhiệt cho căn nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn cách nhận biết gỗ thật và giả hay phân biệt gỗ pơmu và các loại gỗ khác. 

Sàn nhà làm bằng gỗ pơ mu

Hình 1.Sàn nhà làm bằng gỗ pơmu

Đặc điểm chung của cây pơ mu

Cây pơ mu (tên khoa học: Fokienia) thuộc họ Hoàng đàn, là cây thân gỗ lá thường xanh, có độ cao khoảng 25-30m. Một số đặc điểm chung là:

  • Vỏ cây có màu xám nâu, thường bị bong tróc khi chưa phát triển; còn đối với những cây già hơn, vỏ cây có những vết nứt dọc, mùi thơm dịu. 
  • Cây pơ mu có các cành, nhánh nhỏ bằng phẳng. Khi cây trưởng thành, lá mọc thành các cặp so le đều đặn. Lá cây có màu xanh sẫm, hơi sắc, độ dài từ 2-5mm, những lá ở cây non có độ dài tới 8-10mm. 
  • Cây pơ mu mọc trên đất ẩm ở các khu vực miền núi vì nó là cây ưa sáng, không chịu được những nơi có bóng râm, cần nơi có khí hậu mát mẻ, có nhiều mưa. Ở Việt Nam, cây pơ mu được phân bố chủ yếu ở miền Bắc (Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái…), miền Trung (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa…) và phía tây miền Trung (Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng).

Gỗ pơ mu có xuất xứ từ đâu ?

Hiện nay có rất nhiều loại gỗ pơ mu nhưng có hai loại phổ biến nhất là: 

– Gỗ pơmu Trung Quốc: Trung Quốc là nơi xuất xứ đầu tiên của gỗ pơ mu, được Hodgins giới thiệu vào năm 1908.  Trung Quốc phân bố chủ yếu ở các tỉnh Chiết Giang, Vân Nam, Phúc Kiến, Quý Châu.

– Gỗ pơmu Việt Nam: Phân bố từ miền Bắc đến miền Trung.

Tuy có xuất xứ khác nhau nhưng đặc điểm và tính chất của gỗ Việt Nam và Trung Quốc không có khác biệt nhiều.  

Gỗ pơ mu xuất xứ từ Việt Nam

Hình 2.Gỗ pơmu xuất xứ từ Việt Nam

Gỗ pơ mu có giá trị cao không ?

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, gỗ pơ mu thuộc nhóm I trong bảng phân phối các loại gỗ tại Việt Nam. Thuộc họ thông, là một loại gỗ quý. Cũng giống như các loại gỗ có tinh dầu khác, màu gỗ sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị xỉn đi và ngả vàng.

Gỗ Pơmu có vân đẹp, sắc sảo, độ bền cao và không bị mối mọt hay nấm mốc. Vì vậy, chúng có giá trị cao, được xếp vào loại I cùng với các loại gỗ quý khác như gỗ dáng hương, gỗ gụ,…

Gỗ pơ mu là một loại gỗ hiếm, có giá trị cao

Hình 3.Gỗ pơmu là một loại gỗ hiếm, có giá trị cao

2 cách nhận biết gỗ pơ mu đơn giản và chuẩn xác nhất

1. Nhận biết gỗ pơ mu qua từng loại gỗ

Phân loại Gỗ pơmu giả Gỗ pơmu Lào Gỗ pơmu ở miền Bắc (Việt Nam) Gỗ pơmu ở phía tây miền Trung (Việt Nam)
Giá trị  Thường sử dụng cao su, gỗ sồi,… để làm giả.  Thấp (vì là cây được trồng công nghiệp). Cao (vì được trồng tự nhiên). Cao (vì thuộc họ pơ mu Hoàng Đàn, hoàn toàn được trồng tự nhiên).
Màu sắc Vàng nhạt, vân giả, không có mùi thơm dịu của gỗ pơ mu thật.  Vàng trắng, ít vân gỗ, ít mùi thơm, tinh dầu có độ đậm đặc thấp. Vàng nhạt, nhiều vân gỗ, tinh dầu khá đậm đặc. Vàng đậm, nhiều vân gỗ đẹp, tinh dầu có độ đậm đặc cao.

Gỗ pơ mu Lào

Hình 4.Gỗ pơmu Lào

2. Nhận biết gỗ pơmu khi còn là nguyên liệu và sau khi thành phẩm

  1. Nhận biết gỗ pơmu khi còn là nguyên liệu 

Để nhận biết gỗ pơ mu khi còn là nguyên liệu, chúng ta sẽ dựa trên hình dáng của cây pơ mu ở phần đặc điểm chung của cây pơ mu. Bao gồm những đặc điểm sau: 

– Cây pơ mu có độ cao từ 25 đến 30m, thân cây có vỏ màu nâu xám. 

– Khi cây còn non thì dễ bị tróc vỏ; còn cây già hơn thì vỏ cây có vết nứt dọc.

– Lá thường xanh, dài 2-5mm với cây trưởng thành, 8-10mm với cây non; có hình trứng hoặc hình mác ngược với đỉnh tam giác; mọc chéo hình chữ thập đối, so le nhau.

Tham khảo thêm : Báo giá sàn gỗ Pơ mu

NHẬN BÁO GIÁ