Sàn gỗ nhựa Composite – Kinh nghiệm thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Lót sàn bằng gỗ nhựa composite hiện đang là xu hướng rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ mang lại độ thẩm mỹ cùng giá trị sử dụng cao, việc sử dụng sàn gỗ composite còn giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn so với sàn gỗ tự nhiên. Việc lắp đặt sàn gỗ composite ngoài trời chịu nhiều tác động của thời tiết môi trường. Vì thế cần tính toán và lưu ý kỹ càng khi thi công để tránh các biến đổi và hư hỏng của công trình. Sau đây Mộc Phát xin chia sẻ tới bạn đọc những lưu ý khi thi công sàn gỗ ngoài trời đúng cách để có một công trình ưng ý nhất.

Giới thiệu tấm sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Sàn gỗ nhựa composite là loại vật liệu sàn gỗ cao cấp. Đây là vật liệu có cấu tạo từ bột gỗ, nhựa PE hay nhựa PVC và một số các chất phụ gia giúp tăng cường tính kết dính khi được ép tấm. Nhờ vào đặc tính của mỗi loại thành phần này mà sàn gỗ nhựa composite tập hợp được những ưu điểm vượt trội trong sử dụng.

Cụ thể, cấu tạo từ bột gỗ giúp sàn gỗ nhựa ngoài trời có những đặc điểm về mùi thơm, bề mặt, các vân gỗ và màu sắc tương đương gỗ tự nhiên; cấu tạo từ bột nhựa nguyên sinh có khả năng tới chế , an toàn với sức khỏe và môi trường giúp sàn có khả năng chống chịu cao với các tác nhân bên ngoài môi trường. 

Bên cạnh đó, sàn có khả năng sử dụng bền hơn so với sàn gỗ tự nhiên mà chi phí lại rẻ hơn rất nhiều nên chính vì thế, loại sàn này đang rất được ưa chuộng hiện nay. 

sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Các đặc điểm nổi bật của sàn composite: 

  • Khả năng chịu nắng mưa cao
  • Chống và chịu nước tuyệt đối 
  • Chống mối mọt, mục rữa
  • Chịu nhiệt tốt, chống cháy
  • Khả năng chịu lực cao
  • Gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, lắp đặt
  • Ít bị cong vênh, co ngót 
  • Sử dụng linh hoạt cho mọi công trình: bể bơi, sàn nhà, lối đi, cầu thang, ban công, lót sàn lối đi sân vườn – công viên,… 

 Các loại tấm sàn gỗ composite ngoài trời 

Hiện nay có rất nhiều các loại sàn gỗ composite trên thị trường. Tùy thuộc vào khả năng chịu lực và đặc thù của công trình cũng như chi phí, sàn gỗ composite thường có các loại sau: 

  • Tấm gỗ composite lỗ vuông: dùng cho các công trình dân sự, nhà ở như lát sàn trong nhà, đường dạo bể cá hay sảnh hồ bơi; loys sàn ban công. Phù hợp tại các vị trí mật độ đi lại không cao và ít chịu lực tác động.
  • Tấm gỗ composite lỗ tròn: : dùng cho các công trình công cộng quy mô lớn như: công viên, lát bể bơi công cộng/dịch vụ hay các khu resort. Chịu lực tốt, phù hợp với vị trí có mật độ đi lại cao 
  • Tấm gỗ composite không lỗ (đặc): dùng cho các công trình công cộng hay các công trình quy mô lớn như lát đường đi, lát sảnh, lát ban công, làm mặt ghế, lát các bề mặt lớn. Có khả năng chịu lực cao và tại phù hợp tại các vị trí có mật độ đi lại lớn.

Tấm gỗ composite

Tấm gỗ composite

Ngoài ra còn có các loại tấm gỗ composite vân 3D hay 2 lớp làm tăng tính thẩm mỹ và độ chịu lực. 

Tấm gỗ composite lỗ vuông có thể nói là loại tấm sàn gỗ đang được lựa chọn nhiều hiện nay. Vì tính gọn nhẹ dễ lắp đặt và chi phí phù hợp cho các vị trí trong nhà. Đặc biệt là tấm sàn gỗ composite 5 lỗ vuông hiện đang rất được ưa chuộng cho lót sàn trong nhà hay ban công. 

Quy cách của tấm sàn gỗ composite 5 lỗ vuông: 

  • Độ dày: 2,5 cm 
  • Chiều rộng: 140 cm
  • Chiều dài 2,2m 
  • 5 lỗ vuông
  • 2 bên trái phải có mộng âm 
  • Mặt sọc chống trơn trượt 
  • Mặt vân tạo vân gỗ 

Những sai lầm khi thi công sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Có rất nhiều những sai lầm mà nhiều đơn vị thi công sàn gỗ nhựa composite mắc phải khi tiến hành lắp đặt loại sàn gỗ nhựa composite ngoài trời  này. Nếu không để ý kỹ thì rất khó để nhận ra. Theo thời gian, những sai lầm này sẽ dẫn tới việc hư hỏng các tấm ván gỗ và toàn bộ lớp sàn gỗ nhựa composite. 

Đặc biệt và thường xuyên gặp nhất chính là các lỗi sau: 

  • Không định hình rõ ràng cách ghép các tấm gỗ 

Việc không định hình kiểu cách ghép các tấm gỗ sẽ gây ra sự khó khăn cho toàn bộ quá trình lắp đặt. Đặc biệt, người thi công sẽ rất khó để xác định được các vị trí cũng như khoảng cách hay số lượng các cây xương cần dùng cho hệ thống sàn lót. Điều này dẫn tới những chênh lệch về tỷ lệ giữa khung xương và tấm gỗ, dẫn tới cong vênh và mất thẩm mỹ cho công trình. 

  • Không tạo khoảng cách giữa các tấm gỗ composite 

Sau khi lắp đặt, theo thời gian và nhiệt độ môi trường, đặc biệt là những ngày mùa hè, tấm gỗ composite bị nở ra vì nhiệt. Vì thế gây ra những dao động. Nếu không tạo ra các khoảng cách phù hợp khi thi công cho sự dao động này thì sẽ làm hệ thống sàn gỗ composite bị cong vênh sau 1 thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, việc ghép sát các tấm sẽ không tạo ra các khe thoát nước khi trời mưa, làm giảm tuổi thọ của lớp sàn. 

  • Sử dụng nẹp chữ V để che đầu ván

Có rất nhiều đơn vị thi công sử dụng nẹp chữ V để bít các lỗ vuông đầu ván. Việc bít lỗ vuông đầu ván để tránh nước mưa hay không khí lan vào bên trong tấm gỗ. Đồng thời để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Việc sử dụng nẹp chữ V chỉ có tác dụng tạm thời, sau 1 thời gian sẽ bị nứt vỡ do sự dao động vì nhiệt của các tấm gỗ 

Các lưu ý khi thi công sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Để đảm bảo lắp đặt một hệ thống sàn gỗ nhựa composite ngoài trời hài lòng nhất, khi thi công cần chú ý những điều như tính thẩm mỹ; các khoảng cách, tỷ lệ hợp lý; số lượng cây xương;… Vì một sàn gỗ hoàn hảo không chỉ đạt hiệu quả trong thời gian ngày sau lắp đặt, mà còn cần đảm bảo cả những yếu tố tác động sau một thời gian sử dụng như độ dao động, co giãn hay thấm nước của tấm gỗ. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình thi công sàn gỗ nhựa composite ngoài trời đúng quy cách. 

Cách lắp ghép các tấm gỗ với khung xương

Để dễ dàng nhất cho việc đo đạc khoảng cách và tính số lượng cây xương, thanh xương thì nên lắp các tấm gỗ composite theo kiểu chữ “công” (工). Tức đặt các tám gỗ nằm ngang với hệ thống khung xương. Đặc biệt là ghép nửa tấm với 1 tấm để tạo ra các đường ron (khe ngang giữa các tấm gỗ khi ghép) so le lặp lại. Kiểu lắp ghép này có tác dụng giúp việc tính số lượng cây xương và tấm ván dễ dàng chính xác; đồng thời tạo ra tính thẩm mỹ cao. 

Đặt tấm gỗ composite gối đầu lên cây xương chính

 Hệ thống khung xương bao gồm các cây xương chính và các thanh xương đỡ. Tại mỗi cây xương chính là vị trí gối đầu của mỗi tấm gỗ composite. Các thanh xương giữa 2 cây xương có tác dụng đỡ tấm gỗ. Hệ thống này tạo ra sự vững chắc cho toàn bộ sàn gỗ. Lưu ý Khoảng cách giữa các cây xương thường nhỏ hơn 300cm để đảm bảo sàn cứng cáp; đồng thời khi gặp nắng mưa làm tấm gỗ dao động sẽ không bị cong vênh nhờ hệ thống khung xương giữ lại. 

Cụ thể, với kích thước thông thường, chiều dày ván là 2,2m. Nửa tấm ván sẽ là 1,1 m từ đó việc chia tỷ lệ cũng như tính số lượng xương được dễ dàng chính xác hơn. 

Các phụ kiện đi kèm khi thi công sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Thi công sàn gỗ nhựa composite cần 2 phụ kiện đi kèm là Chốt khe nhựavít inox đuôi cá. Khi ghép 2 tấm gỗ lại với nhau, tiến hành nhét chốt khe nhựa vào ron ngăn giữa 2 tấm ván. Tiếp đó bắn vít liên kết với khung xương. 2 phụ kiện này có tác dụng giúp liên kết tấm ván với khung xương. Đồng thời nó tạo khoảng hở (khoảng 0,5 cm)  giữa tấm ván với nhau để thoát nước mưa xuống xuống máng xối; giúp tăng tuổi thọ của hệ thống sàn gỗ nhựa composite. 

Cần lưu ý, nên nhét chốt khe nhựa vào vị trí ghép nối giáp miếng giữa 2 đầu ván để tạo khoảng cách (0,5 cm) cho dao động. Từ đó chống co ngót, cong vênh do nhiệt độ trong quá trình sử dụng. 

Tạo khoảng cách tối thiểu cho hệ thống khung xương

Khi làm khung xương ngoài trời, nên tạo 1 khoảng hở tối thiểu 5 cm để có độ thông thoáng phía dưới cho khung xương. Cùng với đó, khoảng cách giúp thoát nước tốt khi trời mưa bão. Tránh đọng nước, ẩm thấp đảm bảo tuổi thọ của sàn gỗ nhựa composite ngoài trời. Khung xương càng thông thoáng, càng làm giảm độ ẩm và tránh làm hư hỏng các tấm gỗ. Tuy nhiên khoảng cách tối đa là không quá 300 cm vì đảm bảo độ vững chắc cho công trình. 

Che đầu ván đúng cách

Tại đầu các ván của loại sàn gỗ nhựa có lỗ thường có các lỗ vuông hoặc tròn mà khi thi công cần che lại để đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ của tấm gỗ composite. Như đã đề cập về sai lầm khi che đầu ván bằng nẹp chữ V, việc che đầu ván như vậy sẽ gây ra vỡ nứt nẹp sau 1 thời gian sử dụng. Để che đầu ván đúng cách, nên dùng 1 tấm ván dài để làm viền ván hay còn gọi là “border”. Ván này giúp che kín liền mạch các lỗ trên tấm ván và tránh co ngót, nứt vỡ đồng thời có tính thẩm mỹ rất cao. 

Tất cả những lưu ý trên đều được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thi công sàn gỗ composite ngoài trời tại các công trình do Mộc Phát thực hiện. Nếu quý khách đang có nhu cầu lắp đặt sàn gỗ composite ngoài trời, hãy tin tưởng lựa chọn Mộc Phát – đơn vị chuyên thi công lắp đặt sàn gỗ, lam chắn và ốp tường. 

Xem thêm video giới thiệu Sàn gỗ nhựa Composite ngoài trời và những lưu ý khi thi công

YouTube video

 

NHẬN BÁO GIÁ