Lam chắn nắng ban công nên chọn loại lam nào?

Hôm nay Mộc Phát xin chia sẻ bạn vật liệu làm lăm chắn nắng ban công và những kinh nghiệm thi công lam che nắng ban công để công trình có độ thẩm mỹ cao và tiết kiệm cho khách hàng.

Đó là vật liệu lam chắn nắng gỗ nhựa compostie mang đến cảm giác thiên nhiên gần gũi, sang trọng cho những công trình. Hiện nay, lam compostie rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, chất liệu cho bạn lựa chọn phù hợp với mọi thiết kế công trình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về gỗ composite Tại Đây

Ưu điểm của lam chắn nắng ban công bằng gỗ compostie:

  • Giúp chống nắng, giảm nóng, mưa hắt: Lam ban công giúp chỉnh cường độ sáng và giảm thiểu những tác hại của tia cực tím đối với tòa nhà mà vẫn đảm bảo được ánh sáng tự nhiên. Bề mặt lam gỗ có khả năng chống tia UV từ ánh nắng mặt trời nên không bị bạc màu theo thời gian. Vì thế mà lắp đặt lam gỗ sẽ giúp giữ được nhiệt độ trong nhà luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
  • Độ bền cao: Lam gỗ nhựa có khả năng chịu nắng, chịu nước mà không mục nát, nứt vỡ. Đặc biệt, lam compostie không bị mối mọt, ẩm mốc, mất màu, cháy và cong vênh. Sản phẩm bền đẹp theo thời gian, tuổi thọ có thể lên đến 30 năm.
  • Thi công lắp đặt dễ dàng: Lam gỗ nhựa nhẹ và cứng dễ dàng cho việc thi công lắp đặt và di dời đến địa điểm khác nên việc lắp đặt hệ lam hoàn chỉnh không mất nhiều thời gian.
  • Tính thẩm mỹ cao: Lam gỗ nhựa được thiết kế bắt mắt mang lại cảm giác như gỗ thật
  • Chi phí thấp: lắp đặt lam gỗ nhựa cho ban công rẻ hơn rất nhiều so với các dòng lam chắn nắng bằng chất liệu khác.

Có thể bạn quan tâm: sàn gỗ ban công dùng loại nào tốt?

Tham khảo về kỹ thuật thi công lam chắn ban công:

Dới đây là sơ lược quy trình thi công lam che nắng ban công được thực hiện bở các kỹ thuật của Mộc Phát. Bạn có thể tham khảo sơ qua để dể dàn nghiệm thu sau khi công trình bạn hoàng thiện

Mộc Phát thi công lam chắn nắng gỗ nhựa tại quận 7

Các bước lắp đặt thi công lam che nắng ban công:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công

Bao gồm: Máy khoan bê tông, Máy khoan bắt vít, Súng bắn keo silicorn, Thước mét, Mũi khoan bê tông các loại, Dụng cụ bảo hộ an toàn lao động, Hệ lam gỗ phù hợp.

Bước 2: Khảo sát công trình

Khảo sát điều kiện mặt bằng thi công, kích thước thực tế

Chuẩn bị bản vẽ thiết kế, phương án thi công

Bước 3: Tiến hành lắp đặt

Dựng cột khung xương sắt đỡ lam gỗ che nắng theo bản vẽ thiết kế.

Sau khi dựng khung xương sắt xong. Dùng máy khoan bắt vít bắt tay đỡ lam gỗ.

Lắp đặt thanh lam gỗ nhựa

Lắp đặt thanh lam gỗ nhựa

– Khoảng cách giữa các xương từ 500 – 600mm. Khoảng cách giữa các lam gỗ theo tỷ lệ 1:0,5 hoặc 1:1

– Lắp đặt thanh lam gỗ nhựa cố định vào cột thép hộp. Chú ý cần tính toán góc nghiêng tay đỡ so với cột khoảng 30 – 45 độ.

– Bắt lam gỗ vào tay đỡ và xử lý đầu bịt lam. Khi bắt thanh lam vào khung xương, phải sử dụng loại vít chuyên dụng là loại vít tự khoan 3-3,5cm. Đầu vít phải âm dưới bề mặt gỗ 2mm và được bít bằng bả trước khi sơn sơn phủ.

Bước 4: Hoàn thiện

– Cho keo trám một lượng vừa đủ vào lỗ đinh/vít/khe hở

– Chà nhám và làm phẳng sau khi keo khô

– Dùng sơn giả gỗ chuyên dụng để hoàn thiện.

Hy vọng bài viết này mang đến bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề lắp lam chắn nắng ban công. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc và cần được giải đáp bạn có thể liên hệ đến hotline của Mộc Phát. Kỹ thuật của chúng tôi sẻ hỗ trợ bạn bất kỳ thời gian nào.

NHẬN BÁO GIÁ