[Góc báo chí] dantri.com.vn-Kinh nghiệm chọn mua sàn gỗ Teak sử dụng ngoài trời

Gỗ Teak hay còn có tên gọi khác là gỗ giả tỵ hoặc gỗ tếch nói chung có khả năng chịu nắng mưa tốt hơn những loại gỗ thông thường khác.

Gỗ Teak phân biệt lõi và dác

Gỗ Teak có cấu tạo đặc biệt: thớ gỗ mịn và dai, ngoài ra trong từng thớ gỗ có chất tinh dầu tự nhiên giúp cho gỗ chống chọi lại với các tác nhân gây hại như nấm mốc, mối mọt… và giữ được sự ổn định khi tiếp xúc với nước và ánh nắng trực tiếp. Khi gỗ tiếp xúc với nắng thì lượng tinh dầu tiết ra nhiều hơn làm cho gỗ có màu trở nên vàng óng rất đẹp. Chính vì sở hữu những ưu điểm nêu trên nên gỗ Teak thường được chọn cho các hạng mục gỗ ngoài trời.

Thị trường hiện nay chỉ có duy nhất Teak Myanmar (Teak Miến Điện) là cây gỗ lâu năm được khai thác từ rừng nguyên sinh. Sản lượng gỗ Teak rất khan hiếm cho nên giá của gỗ Teak Myanmar vô cùng đắt đỏ. Trong bài viết này Mộc Phát không đi sâu về Teak Myanmar mà chỉ tập trung phân tích về các loại gỗ Teak rừng trồng tuổi đời từ 25-50 năm với mức kinh phí đầu tư hợp lý hơn.

Gỗ Teak Myanmar có tuổi đời hàng trăm năm nên mắt gỗ hầu như đã tiêu hết, gỗ rất cứng và độ ổn định hầu như tuyệt đối

Rừng nguyên sinh trên thế giới hiện nay đã bị khai thác cạn kiệt, rừng trồng theo chuẩn FSC (rừng trồng và khai thác có lộ trình bài bản) hiện nay đang là xu hướng bắt buộc. Teak rừng trồng chủ yếu gồm 2 loại Teak Lào (có nguồn gốc từ Lào), Teak Nam Phi (nguồn gốc từ các quốc gia ở miền nam Châu Phi như: Nam Phi, Congo, Cameroom, Tanzania…)

Gỗ Teak Lào có chất lượng tốt hơn và giá thành đắc hơn so với Teak Nam Phi, để tránh sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn thì Mộc Phát sẽ nêu ra những điểm khác nhau giữa 2 loại này như sau:

– Teak Lào có màu vàng sẫm, vân gỗ nhỏ mịn rõ nét, nhiều vân đen và có chiều sâu; còn Teak Nam Phi thì màu vàng hơi nhợt nhạt, vân lớn, ít vệt đen và vân gỗ không sắc nét.

Gỗ Teak Tanzania – Đây là loại có chất lượng cao nhất trong số những loại Teak Nam Phi nhưng chất lượng cũng không thể so được với gỗ Teak Lào

– Vì là cây lâu năm và sinh trưởng chậm cho nên gỗ Teak Lào nặng, cứng và đanh chắc hơn so với Teak Nam Phi.

– Do có sự khác biệt về thổ nhưỡng nên Teak Lào mặc dù tuổi đời lâu năm hơn nhưng đường kính thân cây lại nhỏ hơn, thông thường chỉ khoảng 30-50cm còn Teak Nam Phi thì đường kính từ 70-80cm. Tuy nhiên thì Teak Lào có thớ gỗ săn chắc, độ ổn định cao hơn và chịu mưa nắng tốt hơn Teak Nam Phi.

– Teak Lào có lượng tinh dầu trong gỗ nhiều hơn so với Teak Nam Phi, vì vậy nên khi sử dụng thì Teak Lào xảy ra hiện tượng lên nước mạnh hơn, gỗ trở nên vàng bóng đẹp hơn so với Teak Nam Phi.

Gỗ Teak Lào vàng hơn và vân gỗ sắc nét hơn so với các gỗ Teak Nam Phi

Nếu sử dụng gỗ Teak Lào làm ván sàn hoặc các hạng mục gỗ ngoài trời thì Mộc Phát có những điều cần lưu ý như sau:

– Để đảm bảo độ bền sử dụng về lâu dài tốt nhất nên chọn Teak Lào có tuổi đời trên 30 năm – Thanh gỗ hoàn thiện phải có tỷ lệ lõi cao và ít giác. Bởi vì giác gỗ tương đối mềm và vẫn có khả năng bị mối mọt.

Phần dác trắng bám 2 bên biên của thanh gỗ Teak có màu nhạt hơn phần lõi gỗ

– Nên lắp đặt trên hệ khung xương inox 304 thay vì khung xương gỗ hoặc nhựa, để tránh tình trạng gỗ chưa hỏng mà khung xương đã hỏng hệ khung xương danh cho gỗ teak.

– Quy cách gỗ Teak Lào sử dụng ngoài trời nên có độ dày từ 20mm trở lên, để hạn chế tối đa hiện tượng cong vênh.

– Nên đem phơi gỗ ngoài nắng trước khi sơn hoàn thiện để gỗ tự tiết ra tinh dầu, gỗ sẽ đều màu và sáng đẹp hơn.

Gỗ Teak Lào được phơi nắng trước khi lau dầu

Sử dụng hệ dầu lau Osmo ngoài trời để bảo quản định kỳ từ 1- 2năm/lần, dầu sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong bảo vệ giúp gỗ chống thấm nước tốt hơn, không bám rong rêu, ngoài ra còn chống lại tác động của tia UV giúp gỗ ít bị bạc màu.

Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-nghiem-chon-mua-san-go-teak-su-dung-ngoai-troi-20191213164711947.htm

NHẬN BÁO GIÁ