Gỗ sồi tên nước ngoài Oak. Đây là tên gọi chung của khoảng 400 loài cây thuộc chi Quecus.Ở Việt Nam, gỗ Sồi thuộc một trong các loại gỗ khá thông dụng và phổ biến. Phải nói là các sản phẩm từ gỗ sồi đang cực kỳ “hot” trên thị trường Việt Nam hiện nay. Vậy lý do tại sao gỗ sồi lại trở nên hot đến vậy. Mời bạn xem chi tiết qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Cây Gỗ Sồi:
– Cây Sồi là loại cây có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá những nơi có tầng lớp đất thị mỏng nhất. Đối với các vùng đất trũng đất không thoáng nước, thì cây sồi lại không sinh trưởng được.
– Trong nhiều kiểu khí hậu xấu như trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày, với nhiệt độ là từ 7 độ c cho đến 21 độ c thì cây sồi vẫn sinh trưởng được bình thường. Và cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 13 độ c.
– Thân gỗ sồi thường cao từ 19.5 – 25,5 m, được khai thác khi cây có tuổi thọ trên 80 năm.
– Cây sồi nở hoa và mọc lá vào cùng một mùa xuân, trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Các loại sồi có lá mọc vòng, hoa kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân.
– Quả dạng quả kiên được gọi là quả đấu. Mỗi quả chứa 1 hạt (hiếm khi 2 hay 3 hạt) và mất khoảng 6 – 18 tháng để chín.
Cây gỗ sồi
Cây Gỗ Sồi thường phân bố chủ yếu ở đâu?
– Phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
– Gỗ Sồi chiếm phần lớn diện tích ở các khu rừng phương Tây.
Gỗ Sồi thuộc nhóm mấy?
-Gỗ sồi thuộc nhóm VII trong danh sách nhóm gỗ của Việt Nam. Với tính chất gỗ nhẹ và mềm.
Gỗ sồi có chịu được nước không?
Nếu gỗi sồi nguyên khối chưa qua sử lý thì chỉ sử dụng cho các công trình trong nhà. Nếu bạn yêu thích gỗ sồi nhưng lại muốn lắp gỗ sồi cho công trình ngoài trời thì bạn có thể tìm hiểu về loại gỗ sồi biến tính được qua sử lý nhiệt và trở loại loại gỗ siêu chịu nước
Bạn có thể tìm hiểu thêm về gỗ tần bì biến tính tại đây
Đặc tính của Gỗ Sồi
– Gỗ sồi xẻ không thấm mọi chất lỏng, do giàu tannin nên có khả năng chống mối mọt cực cao.
– Gỗ là cứng, chắn chắn, chịu lực chịu nén tốt, chống va đập cao và khả năng chống trầy xước tốt.
– Độ bám dính của gỗ thuộc dạng trung bình
– Tuổi thọ của gỗ cao
– Có xu hướng cong vênh trong môi trường khí hậu thay đổi nhanh và thất thường.
– Độ nở của gỗ trên mức trung bình, Dễ uốn cong bằng hơi nước.
– Độ co rút lớn nên gỗ dễ biến dạng khi khô. Gỗ khô chậm nên khi thao tác cần cẩn thận để tránh nguy cơ rạn gỗ.
Hình ảnh ván gỗ sồi
Phân loại Gỗ Sồi
Gỗ sồi tại Việt Nam được phân chia thành 2 loại: Sồi Trắng (Sồi Nga) và Sồi Đỏ (Sồi Mỹ). Mỗi loại sồi lại có những đặc tính và ưu điểm riêng. Nếu so sánh về mức độ sử dụng thì gỗ sồi trắng vẫn được ưa chuộng hơn gỗ sồi đỏ. Vì gỗ sồi trắng (White Oak) có độ chống thấm tốt hơn và có đường vân gỗ đa dạng và đẹp hơn.
– Gỗ sồi trắng (White Oak): sinh trưởng và phát triển tại một số khu rừng tại nước Nga. Có khối lượng trung bình=769kg/m3, độ cứng=6049N. Sồi trắng có tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm. Có đặc tính là cứng và nặng, cấu trúc vân gỗ đẹp thẳng dài hơn so với sồi đỏ. Và loại gỗ này có khả năng kháng sâu mọt tấn công do có hàm lượng tannin cao.
Gỗ sồi trắng có độ liên kết tốt hơn. Cấu trúc thớ gỗ rất mịn, hình vân thẳng rõ ràng, chóp vân cao nhọn, biên độ vân hẹp hơn sồi đỏ. Và có giá thành thấp, phù hợp với đa số người tiêu dùng Việt hơn.
Hình ảnh gỗ sồi trắng
Gỗ sồi trắng có cấu trúc dạng chai, các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ nên nước khó có thể thấm qua được. Với ưu điểm nổi bật này, gỗ sồi trắng thường sử dụng để đóng thuyền, thùng đựng rượu và nội thất ngoài trời. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm nội thất trong nhà như: tủ bếp, đồ trang trí, bàn ghế…
– Gỗ sồi đỏ (Red Oak): sinh trưởng và phát triển tại một số khu vục của nước Mỹ. Sồi đỏ có khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng 6583N. Và dát gỗ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu hồng. Đặc tính của gỗ sồi đỏ là cứng và nặng, chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, độ lực nén cao.
hình ảnh gỗ sồi đỏ
Cách phân biệt Gỗ Sồi
– Nhận biết gỗ sồi đỏ: Dát gỗ bắt đầu từ màu trắng cho đến màu nâu nhạt, tâm gỗ mang màu nâu đỏ hồng. Gỗ thường có ít đốm hình nổi bật, bởi các tia gỗ nhỏ, đa số thớ gỗ thẳng.
– Nhận biết gỗ sồi trắng: Dát gỗ bắt đầu từ màu nhạt. Tâm gỗ từ màu nâu nhạt đến màu nâu sậm. Vân của cây gỗ sồi trắng thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình cho đến thô với các tia gỗ được đánh giá dài hơn so với sồi đỏ. Gỗ sồi trắng cũng có nhiều hình đốm hơn.
Phân biệt gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ
Ưu, Nhược điểm của Gỗ Sồi
Gỗ sồi có rất nhiều những ưu điểm nổi bật, vì vậy mà loại gỗ này được các chuyên gia đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ luôn được đảm bảo.
Ưu điểm của Gỗ Sồi:
– Gỗ sồi có màu sắc hiện đại, trẻ trung, độ chắc chắn và độ bền cao với giá thành vừa phải. Nên được lựa chọn nhiều để thi công các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi…
– Gỗ cứng và nặng, chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, độ lực nén cao.
– Có khả năng tạo hình uốn lượn dễ dàng
– Có thể sơn màu và đánh bóng để trở thành phẩm tốt hơn nhờ độ bám dính cao
– Có khả năng chịu va đập tốt, độ bám dính và ốc vít cao
– Có khả năng chống mục rữa, thối nát tương đối tốt
– có khả năng chống vết lõm và vết trầy xước rất mạnh mẽ
– Gỗ rất dễ uốn cong bằng hơi nước
– Tâm gỗ có thể kháng sâu bọ, mọt gỗ và bọ sừng, gỗ có chất lượng cao, dát gỗ không thấm chất bảo quản. Bề mặt dễ làm sạch
– Với cấu trúc thớ gỗ rất mịn, hình vân thẳng rõ ràng, biên độ vân hẹp tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng.
– Gỗ Sồi có cấu trúc dạng chai, các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ với nhau. Do đó nước không có khả năng thấm qua được. Nên gỗ sồi trắng thường được sử dụng để đóng thuyền.
– Gỗ Sồi nếu có tuổi cao thì thành phẩm gỗ sẽ cực chất lượng, đường vân đẹp.
Kỹ thuật Mộc Phát giới thiệu về gỗ
– Có độ bền cao: Nội thất được làm từ gỗ sồi có thể sử dụng từ 15 năm đến 20 năm, tùy theo quá trình sử dụng và cách bảo quản của người dùng.
– Khả năng chịu nhiệt của môi trường khá tốt, rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam.
– Những bộ ghế được làm từ gỗ sồi có gam màu nhẹ nhàng, thanh thoát, thu hút người dùng, và dễ dàng kết hợp với các sản phẩm nội thất khác trong nhà một cách dễ dàng.
– Chất liệu gỗ tốt, mùi gỗ nhẹ đem đến cho người dùng sự thoải mái và dễ chịu khi sử dụng.
– Giá thành phải chăng: Nếu tính theo mặt bằng chung tại thị trường Viêt Nam hiện nay, thì giá gỗ sồi cũng không quá cao mà ở mức trung bình.
Nhược điểm của Gỗ Sồi:
– Lực uốn xoắn trung bình, độ chắc thấp
– Gỗ Sồi khô chậm, có xu hướng bị nứt và cong vênh khi phơi khô.
– Gỗ cũng có khả năng nứt nở mạnh, khi bị ngấm nước hay không khí ngoài trời có độ ẩm cao.
– Gỗ dễ bị biến dạng khi đã khô do có độ co rút khá lớn
– Gỗ có phản ứng khá mạnh với kim loại, sẽ nhanh chóng làm đồ dùng có vấn đề.
Ứng dụng của Gỗ Sồi:
– Gỗ sồi rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ dùng gia đình, nội thất, ván sàn gỗ… Bởi đặc tính là gỗ có khả năng chịu lực tốt, có độ bám dính tốt, là loại gỗ cứng và khá nặng có khả năng chịu lực xoắn cao, với màu sắc đẹp, vân gỗ rõ và mịn.
Làm ván sàn gỗ sồi: Với những đặc tính ưu việt, gỗ sồi được sử dụng để làm ván sàn gỗ sồi. Sàn gỗ sồi nhờ tính thẩm mỹ cao và nét mộc mạc tự nhiên vốn có, nên chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều không gian khác nhau như chung cư, nhà, resort, khách sạn, nhà hàng…
– Ngoài ra, gỗ sồi còn được sử dụng để làm bao bì vỏ hộp bảo quản thực phẩm, và thùng rượu vang. Bởi có khả năng kháng ẩm cao, độ giữ nhiệt tốt.
– Sử dụng để đóng thuyền hoặc đóng đồ gỗ ngoài trời, bởi gỗ rất dễ dàng gắn keo và làm sạch các vết bẩn, và khả năng chống thấm rất tốt.
Tham khảo video về gỗ sồi
Loại dầu lau nào tốt nhất cho gỗ Sồi?
Đối với gỗ sồi, thì có 2 gợi ý sử dụng hệ sơn tốt nhất đó là hệ sơn PU và sơn dầu gỗ. Sơn PU là một loại polymer phản ứng, cực kỳ linh hoạt, hiện đại và an toàn. Và sơn dầu giúp bảo trì bảo vệ và chống xước xát bề mặt gỗ.
Một trong các loại sơn dầu tốt cho gỗ sồi mà bạn nên lựa chọn, đó là dầu Osmo. Dòng sơn này thân thiện với môi trường và chất phủ an toàn không gây hại cho sức khỏe của con người, con vậy hay cây cối và môi trường. Bởi thành phần chính của loài sơn này được chiết xuất từ tinh dầu của: hoa hướng dương, cây cọ sáp carnauba, tinh dầu sáp nến, dầu lanh, dầu đậu nành, dầu thistle. Dầu Osmo giúp duy trì giá trị tự nhiên của gỗ thật.
Ưu điểm vượt trội của sơn dầu Osmo: Bảo vệ gỗ từ bên trong, không tạo màng phủ dày như các loại chất sơn khác. Hàm lượng thẩm thấu xuyên từng thớ gỗ. Khả năng chống thấm tốt, không bám bụi. Không bị nứt toét, phồng rộp, nổi bong tróc hay đọng giọt trắng.
Hình ảnh sơn dầu osmo tại triển lãm vinfa home
Nội thất Gỗ Sồi có tốt không?
Gỗ Sồi là loại gỗ tốt, có thể ứng dụng để sản xuất nhiều loại đồ nội thất khác nhau. Nội thất được làm từ gỗ sồi được sử dụng nhiều vì những đặc tính tốt như: vân gỗ đẹp, sắc nét, bề mặt mịn, chắc chắn, gỗ dễ gia công. Không những thế, các sản phẩm từ gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa tự nhiên, trẻ trung và ấm cúng. Nên nội thất bằng gỗ sồi là một trong những vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay.
Hình ảnh nội thất làm từ gỗ sồi
Lưu ý khi sử dụng nội thất gỗ sồi
Gỗ sồi có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số nhược điểm. Vì vậy khi sử dụng bạn nên lưu ý một vấn đề đó là: loại gỗ này có phản ứng khá mạnh với kim loại, nên sẽ nhanh chóng làm đồ dùng của bạn có vấn đề. Nên bạn hãy hạn chế sử dụng kim loại như ốc vít ở mức tối thiểu nhất nhé!
Giá thành Gỗ Sồi trên thị trường hiện nay
Giá thành gỗ sồi cũng phụ thuộc vào từng loại gỗ và xuất xứ cũng như quy trình tẩm Sấy… Tuy nhiên giá thành trung bình rơi vào khoảng 13.600.000VNĐ/m3.
Để mua gỗ Sồi chất lượng, giá tốt bạn cần hiểu và nắm rõ mọi thông tin về gỗ sồi. Bạn nên đọc kỹ các thông tin trên và tìm đến những nơi cung cấp gỗ Sồi uy tín, tham khảo và so sánh giá. Hi vọng bài viết thực sự hữu ích, giúp bạn trả lời câu hỏi : gỗ sồi có tốt không? của mình. Nếu bạn cần đơn vị thi công sàn gỗ hay sửa chữa sàn gỗ thì liên hệ với Mộc Phát để kỹ thuật chúng tôi tư vấn chi tiết nhé.