Gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm, rất bền đẹp với thời gian, chắc chắn và có các đường vân vô cùng đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, các sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên như: gỗ Teak, gỗ Sồi, Gỗ Óc Chó… thường có giá thành đắt, và không phải người dùng nào cũng có điều kiện kinh tế để mua được.
Chính vì vậy, với sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời dòng gỗ nhân tạo. Dòng gỗ nhân tạo với sự hội tụ của tất cả các vẻ đẹp tự nhiên và khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên. Và đem đến cho bạn công trình tuyệt đẹp, đạt chất lượng cao.
Hình ảnh kỹ thuật mộc phát giới thiệu sàn gỗ
Đặc biệt các loại gỗ này có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Vì vây, gỗ nhân tạo chính là vật liệu hoàn hảo để thay thế gỗ tự nhiên cho công trình của bạn. Để biết thêm thông tin về gỗ nhân tạo mời bạn xem chi tiết qua bài viết dưới đây.
Sàn gỗ nhân tạo là gì?
Gỗ nhân tạo (hay còn được gọi là gỗ công nghiệp) là gỗ được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên, và có thể sử dụng hóa chất để tạo thành sản phẩm gỗ.
Phân loại gỗ nhân tạo
Gỗ nhân tạo bao gồm 3 loại gỗ sau: gỗ thermo , gỗ nhựa combosite, gỗ kỹ thuật.
Gỗ Thermo
Gỗ Thermo hay Gỗ xử lý nhiệt: là hình thức sử dụng các phương pháp gia công bằng nhiệt (không sử dụng hóa chất), nhằm thay đổi cấu trúc của gỗ. Giúp tăng độ bền, chống mối mọt cong vênh, tăng khả năng chịu nước, chịu lửa cho gỗ. Gỗ xử lý nhiệt được sản xuất từ gỗ mềm và gỗ cứng Bắc Mỹ và châu Âu.
Cấu trúc của Gỗ Thermo
Cấu trúc của Gỗ Thermo gồm 3 thành phần chính: Cellulose (xenlulozơ) 35-55%, Hemicellulose (Hemixenlulozơ) 15-25% và Lignin 25 – 35%. Tùy theo từng loại gỗ mà thành phần của gỗ sẽ thay đổi.
Để thay đổi kết cấu của gỗ, chúng ta sẽ tác động trực tiếp lên những thành phần trên của gỗ, nhằm tăng độ bền cho gỗ. Đồng thời giảm lượng chất thải VOC (Volatile organic compounds) – chất thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường.
Các phương pháp gia nhiệt Gỗ Thermo
Hiện nay có rất nhiều phương pháp gia nhiệt gỗ khác nhau, tuy nhiên đối với Gỗ Thermo có 5 phương pháp chủ yếu sau.
– Phương pháp gia nhiệt Themo wood – Phần Lan: Tức là phương pháp sử dụng nhiệt ở khoảng 180oC và hơi nước. Sau đó nguyên liệu được nén dưới lực 1 atm (atmosphere ~ 9.8 x 10^5 P.a).
– Phương pháp gia nhiệt Les Bois Perdue – Pháp: Gỗ sẽ được sấy khô trước khi đưa vào xử lý, rồi sử dụng nhiệt ở khoảng 180oC và hơi nước. Sau đó nguyên liệu được nén dưới lực 1 atm (atmosphere ~ 9.8 x 10^5 P.a).
– Phương pháp Rétification – Pháp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để gia nhiệt gỗ. Gỗ sẽ được đưa về độ ẩm 12% trước khi đưa vào lò khí Nito (tối đa 2% Oxy) để nén.
– Phương pháp Plato – Hà Lan: Phương pháp này dựa trên việc sử dụng thủy nhiệt để đưa gỗ về độ ẩm dưới 10%. Sau đó lưu hóa ở nhiệt độ từ 170-190oC dưới áp suất 1 atm.
– Phương pháp OHT – Oil Heated Treament – Đức: Gỗ được đưa vào bồn dầu đun sôi tới 220oC để gia nhiệt.
Hình ảnh gỗ thermo được thợ mộc phát đo đạt kỹ lưởng trước thi công
Đặc điểm của gỗ Thermo:
– Sàn gỗ Thermo có độ ẩm bằng 0% hạn chế được tối đa nấm mốc, côn trùng.
– Bề mặt gỗ có khả năng chống chịu với độ ẩm.
– Độ ổn định cao, có khả năng chống va đập và chống trầy xước
– Màu sắc, vân gỗ đẹp
– Gỗ mềm rất dễ gia công để tạo nên các sản phẩm đa dạng khác.
– Gỗ có khả năng chịu lực máy tốt, bám đinh và keo tốt, giúp cho việc thi công và thiết kế trở nên dễ dàng hơn.
Các loại Gỗ Thermo phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều loại gỗ Thermo nhưng ở Việt Nam chỉ có 02 dòng gỗ gia nhiệt phổ biến là: gỗ Thermo Ash (tần bì) và gỗ Thermo Thông (Pine). Gỗ Thermo Ash có giá cao hơn so với sàn gỗ Thermo Thông, bởi đặc tính gỗ tốt hơn cũng như vân gỗ đẹp hơn.
– Gỗ Thermo Ash (tần bì): là loại gỗ có vân gỗ thẳng, mặt gỗ thô đều, màu nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng. Bề mặt vân gỗ có tính năng kháng ẩm, chống trầy xước, giúp bảo vệ cốt gỗ khỏi các tác động môi trường. Việc xử lý nhiệt sẽ cải thiện những đặc tính tốt hơn nữa cho gỗ.
– Gỗ Thermo Thông (Pine): có vân gỗ và màu sắc khá đẹp, mềm dễ thi công, và có khả năng chịu lực máy tốt, bám đinh và keo tốt.
Ưu điểm của Gỗ Thermo
– Hạn chế mục rữa, nứt toét: Do gỗ có độ ẩm bằng 0%, và được loại bỏ hoàn toàn nhựa cây nên hạn chế được phần lớn nấm mốc, côn trùng gây hại cho gỗ. Từ đó, Gỗ Thermo ít bị mục rữa, nứt toét trong quá trình sử dụng.
– Khả năng chống thấm nước: sau khi gia nhiệt, gỗ có khả năng chống chịu với độ ẩm, hạn chế được sự thấm, ngấm của nước vào từng thớ gỗ. Đây là một trong các ưu điểm vượt trội của gỗ Thermo khác hẳn với các loại gỗ thông thường khác chưa qua xử lý.
– Độ ổn định cao: gỗ có độ ổn định cao hơn các loại gỗ thông thường khác sau quá trình gia nhiệt. Kể cả lắp đặt ngoài trời hay trong nhà, gỗ ít bị co ngót và thay đổi về mặt kích thước.
– Màu sắc tự nhiên: Với từng nhiệt độ nhất định, gỗ thermo sẽ có màu sắc nhất định. Nhiệt độ càng cao màu càng nâu sẫm. Và màu sắc gỗ hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường.
– Thân thiện với môi trường: Gỗ Thermo được xử lý toàn bộ bởi nhiệt, không dùng bất kỳ loại hoá chất hay phụ gia nào. Chính vì vậy mà Thermo hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn với sức khoẻ con người.
– Phù hợp với nhiều loại không gian khác nhau: gỗ Thermo có thể sử dụng để lắp đặt được ở trong nhà, và các không gian ngoài trời.
Ứng dụng của Gỗ Thermo
– Ứng dụng của Gỗ Thermo vào xây dựng, đồ nội thất, ván sàn, cầu thang, cửa gỗ… rất phổ biến. Từ ứng dụng trong xây dựng, thiết kế, nội thất cho tới các lĩnh vực nghệ thuật, thời trang.
– Gỗ Thermo được sử dụng được cho không gian nội thất, vừa sử dụng được cho không gian ngoài trời.
– Đặc biệt, với những ưu điểm nổi bật như: hạn chế dễ mục, chống dễ cháy, kích thước ổn định, chống nứt nẻ và biến dạng… Vì vậy mà Gỗ Thermo được ứng dụng làm ván Sàn gỗ Thermo rất tốt. Sàn gỗ Thermo có thể được làm sàn gỗ sân vườn, sàn gỗ hồ bơi, sàn gỗ ban công, hoặc làm sàn gỗ phòng ngủ, sàn gỗ phòng khách, thậm chí là sàn gỗ dành cho phòng tắm.
Thi công sàn gỗ hồ bơi bằng gỗ thermo
Gỗ nhựa combosite
Gỗ nhựa combosite là hỗn hợp của nhựa nguyên sinh PVC và các phụ gia vô cơ, được trộn lẫn với nhau và được ép dưới cường lực cao để tạo ra những tấm gỗ nhựa có kết cấu vững chắc và bề mặt mịn.
Cấu tạo bao gồm: nhựa và bột gỗ cùng các chất phụ gia khác.
Hình ảnh gỗ nhựa composite ( công trình gỗ nhựa ốp trần nhà hàng gành hào vũng tàu )
Phân loại gỗ nhựa composite:
Có 2 loại gỗ nhựa: Gỗ nhựa gốc PVC và gỗ nhựa gốc PE.
– Gỗ nhựa gốc PVC: Sử dụng trong nhà. Là loại gỗ nhựa gốc PVC được tạo ra nhựa PVC trộn với bột gỗ và nhờ các chất phụ gia để tăng cường tính kết dính.
– Gỗ nhựa gốc PE: Sử dụng cho các công trình ngoài trời. Đây là loại gỗ được tạo ra từ các hạt nhựa PE/HDPE kết hợp với bộ gỗ và các chất phụ gia. Sử dụng rất rộng rãi trong các công trình cảnh quan ngoài trời như sàn hồ bơi, ốp tường mặt ngoài nhà, lam chắn nắng…
Ưu điểm của gỗ nhựa composite:
Ưu điểm của gỗ nhựa composite: Mẫu mã đẹp đa dạng, độ bền cao, khả năng chống thấm nước tốt, chống cong vênh, mối mọt, tính chịu nhiệt, chịu nước và tiết kiệm chi phí đáng kể so với các sản phẩm từ gỗ tự nhiên.
Ứng dụng của gỗ nhựa composite
Gỗ nhựa composite được ứng dụng cho các công trình trong nhà và ngoài trời.
– Với không gian nội thất: sử dụng để ốp tường, trần nhà nhằm giúp công trình giảm bớt đi trọng lượng mà vẫn đảm bảo được vẻ sang trọng; làm vách ngăn, ván che tường, cửa sổ, phòng vệ sinh, nội thất văn phòng, tủ bếp, ván sàn…
– Với không gian ngoại thất: sử dụng để lát sàn công viên, sàn bể bơi, giàn hoa, ốp tường ngoại thất, làm hàng rào,…
Hình ảnh thi công ốp trần ban công bằng gỗ nhựa composite
Gỗ kỹ thuật
Gỗ kỹ thuật là được sản xuất bằng cách ép nhiều lớp gỗ tự nhiên lại với nhau bằng máy ép thủy lực công nghệ cao chuyên dụng để sản xuất ra gỗ kỹ thuật. Phụ gia là loại keo chuyên dụng, có khả năng chống ẩm và chống nước tốt, hạn chế sự tách lớp giữa các lớp gỗ.
Gỗ để làm sàn gỗ kỹ thuật là những loại gỗ quý có bề mặt cứng, chịu lực tốt, chống ma sát, mài mòn cao như gỗ gõ, gỗ cẩm lai, đinh hương, gỗ giáng hương…
Ưu điểm của gỗ kỹ thuật:
– Giữ được vẻ đẹp tự nhiên: Do được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, nên gỗ kỹ thuật vẫn giữ được các vân gỗ tự nhiên.
– Chất liệu gỗ tốt: Gỗ kỹ thuật được làm từ các loại gỗ quý có tuổi thọ cao. Vì vậy, gỗ kỹ thuật sử hữu các đặc tính của gỗ tự nhiên như: chất liệu gỗ cứng, đồng đều. Và gỗ được ngâm tẩm kĩ nên hạn chế được sự ăn mòn, oxi hoá khi dùng trong môi trường ẩm ướt và độ bền cao.
– Khả năng chống mối mọt, chống xước và chịu nước tốt: Với bề mặt sàn gỗ được sơn phủ bởi lớp sơn UV, tạo bề mặt sàn luôn sáng đẹp, giữ được màu sắc tự nhiên hài hoà của gỗ, đồng thời làm tăng khả năng chống ẩm bề mặt gỗ, chống mối mọt, hạn chế trầy xước, cháy trên bề mặt và sàn gỗ chịu nước tốt.
– Không có độc tố gây hại: gỗ kỹ thuật không có độc tố gây hại cho con người cũng như đối với môi trường.
– Có khả năng điều chỉnh không khí: gỗ kỹ thuật có khả năng tự điều hòa không khí, có thể hấp thụ các chất khí độc do các vật dụng khác tiết ra, có khả năng tự điều hòa không khí, nên gỗ kỹ thuật luôn mang lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tiếp xúc.
– Khả năng cách nhiệt, cách điện, an toàn cho người sử dụng.
Hình ảnh gỗ kỹ thuật đẹp không kém gỗ tự nhiên
Nhược điểm của gỗ kỹ thuật
– Mặc dù đã qua ngâm tẩm và sấy khô nhưng loại gỗ này vẫn có khả năng bị mối mọt, chỉ có thể hạn chế nhưng không loại bỏ được hoàn toàn. Khi gỗ kỹ thuật bị mối mọt, ẩm ướt thì thường bốc mài gây khó chịu cho người sử dụng.
– Gỗ có tính đàn hồi thấp nên dễ bị cong vênh, dãn nở khi độ ẩm môi trường cao, và khi trời nóng thì gỗ hay co ngót tạo các khe hở gây mất thẩm mỹ.
– Gỗ kỹ thuật bề mặt tự nhiên khá mỏng nên không thể được chà nhám hoặc làm mới nhiều lần như gỗ tự nhiên.
– Khả năng chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên đặc nguyên khối.
Ứng dụng của gỗ Kỹ Thuật
Gỗ kỹ thuật được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất trong nhà như: tủ bếp, lát ván sàn nhà, giường ngủ, tủ đồ,…
Đối với sàn gỗ kỹ thuật bạn có thể lắp đặt gần như toàn bộ không gian ngôi nhà của bạn từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp. Và cũng có thể sử dụng sàn gỗ kỹ thuật để làm sàn gỗ ngoài trời lát sân vườn, bể bơi hay hành lang ban công.
Hình ảnh sàn gỗ lót sân vườn
Loại sơn nào tốt nhất cho gỗ nhân tạo
Để bảo quản gỗ nhân tạo và giúp gỗ sử dụng được lâu bền nhất, thì người ta cần phủ lên bền mặt gỗ một lớp sơn dầu nhằm bảo quản và hạn chế sự bám bẩn bề mặt gỗ.
Hiện nay có rất nhiều loại dầu lau giá rẻ, nhưng không tốt cho gỗ. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại dầu lau có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào từng thớ gỗ với thành phần dầu được chiết xuất từ dầu thiên nhiên và có tên tuổi như dầu lau Osmo.
Dầu lau Osmo thẩm thấu vào từng sớ gỗ, và bảo vệ gỗ và giảm sự hư hại gỗ từ bên trong. Và đặc biệt, dầu lau osmo với nhiều ưu điểm vượt trội như: không nứt tét, phồng rộp, nổi bong tróc hay đọng giọt nắng, và không tạo màng phủ dày như các loại chất phủ sơn khác. Đây là một trong các loại dầu lau tốt dành cho gỗ mà bạn nên sử dụng.
Hình ảnh sơn dầu osmo tại triển lãm Vifa Home
Nội thất gỗ nhân tạo có tốt không?
Gỗ nhân tạo trên thị trường được sản xuất với công nghệ cao, mang đến sự yên tâm, chất lượng và giá trị thẩm mỹ không kém gì sàn gỗ tự nhiên, mà còn loại bỏ và hạn chế được những nhược điểm như: chống co ngót, giãn nở trong quá trình sử dụng… Đặc biệt, gỗ nhân tạo mang đến vẻ đẹp tự nhiên với mức chi phí thấp hơn so với sàn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Hình ảnh minh họa nội thất gỗ
Chính vì vậy, mà trong những năm gần đây, gỗ nhân tạo đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều khách hàng. Đây là một trong những loại vật liệu rất tốt, và dần thay thế gỗ tự nhiên.